Hoa văn khăn Piêu dân tộc Thái

Nguyên tác: Hoàng Lương

1. Giới thiệu

Chiếc khăn piêu là một trong những loại thổ cẩm nổi tiếng của người Thái là một biểu hiện độc đáo của văn hóa Thái.
Piêu trong tiếng Thái có nghĩa là khăn đội đầu, nhưng người Việt từ lâu vẫn quen gọi là khăn piêu. Người Thái ở nước ta có hai loại piêu: loại khăn piêu được trang trí hoa văn và loại khăn thường, màu đen hay màu trắng.
Chiếu khăn piêu được phụ nữ Thái sử dụng suốt bốn mùa. Piêu không chỉ giữ ấm mái đầu trong những ngày đông giá rét mà còn để che nắng, che mưa trong mùa hè nóng nực. Hơn cả chiếc nón của người Việt, khăn piêu gắn bó với người phụ nữ Thái mọi nơi, mọi lúc.

Khăn Piêu được phụ nữ Thái sử dụng hàng ngày (Nguồn ảnh: VnExpress)

Ở đây, trong phạm vi đề tài, chúng tôi tập trung giới thiệu chiếc khăn piêu được trang trí hoa văn ở hai đầu khăn. Đó là chiếc khăn piêu được sử dụng phổ biến nhất ở các vùng Thái Đen và là một trong những sản phẩm độc đáo của nghệ thuật trang trí Thái nước ta.
Với lối thêu mà người Thái gọi là xéo (luồn chỉ đan vào mặt vải) thành thục, người phụ nữ Thái đã tạo ra những mô típ hoa văn nhiều dạng vẻ khác nhau. Đó là những hoa văn hình học từ loại hình đơn giản đến phức tạp và các hình thức được cách điệu cao cũng theo phong cách sơ đồ hóa như vậy.
Cái đẹp truyền thống ấy làm cho ta khâm phục không chỉ ở trình độ nghệ thuật tranh trí mà còn ở sức mạnh của tư duy trừu tượng và tâm hồn bay bổng, phóng khoáng của chủ nhân chiếc khăn piêu.

2. Phong các khăn piêu các vùng

Hiện nay, ở Tây Bắc nước ta có nhiều loại đồ án hoa văn khăn piêu khác nhau.
Chiếc khăn piêu Yên Châu (Mường Vạt) sặc sỡ với những mảnh màu sắc lớn trang trí theo phong các hoa văn mặt phà [mặt chăn]. Chiếc khăn piêu Mai Sơn (Mường Mụa) thì thanh thoát trong bố cục đồ án hoa văn so với đồ án hoa văn khăn piêu Yên Châu. Sắc màu đã giảm độ chói chang, sặc sỡ của các bảng màu đối chọi.
Chiếc khăn piêu Sơn La [Mường La], Thuận Châu [Mường Muổi] thì đồ án hoa văn là các hình hoa văn cây cành giản dị, sáng sủa. Khăn piêu Mường Thanh (Điện Biên Phủ) thì kết hợp phong cách tranh trí của khăn piêu La, Thuận [Muổi] và những yếu tố hoa văn nước bạn Lào. Đối với hoa văn khăn piêu vùng sông Mã (Nặm Ma) cũng gần giốn phong cách tranh trí đồ án hoa văn khăn piêu vùng Điện Biên.
Như vậy, cùng một tên gọi là khăn piêu, nhưng ở từng mường lại trang trí theo phong cách riêng của mình. Nhìn vào tấm khăn, ta có thể nhận ra đặc trưng của từng vùng. Những đặc trưng đó được thể hiện chủ yếu ở các môtíp hoa văn mà các mường sữ dụng.

Chiếc khăn piêu làm nên vẻ đẹp của cô gái Thái

Cho đến nay. các mường có khăn piêu ở Tây Bắc đểu công nhận chiếc khăn piêu Yên Châu là chiếc khăn piêu có để án hoa văn đẹp nhất, sặc sỡ nhất. Đặc biệt là, các mường đã và đang tiếp thu phong cách trang trí hoa văn khăn piêu Yên Châu.
Tuy nhiên, nhìn chung bố cục đổ ân hoa văn của khăn piêu các mường đều giống nhau. Sự giống nhau đó chủ yếu là cách sắp xếp các mảng trang trí và các bộ phận trên chiếc khăn piêu. Đó là các bộ phận cóp piêu (viền diềm), hu piêu (tai piêu), cút piêu, các cặp tin xáo và những môtíp chủ đạo ở giữa các đổ án hoa văn.
Điều đáng chú ý ở đây là cách thức trang trí các để án hoa văn chủ đạo và các cặp tin xáo.
Diện tích trang trí để án hoa văn chủ đạo của khăn piêu Yên Châu chiếm tỷ lệ lớn hơn diện tích được trang trí ở chiếc khăn piêu các vùng Thái khác. Đồ án hoa văn khăn piêu Yên Châu được trang trí kết hợp nhiều môtíp với nhau. Trái lại, đổ án hoa văn của khăn piêu các vùng Thái khác lại hết sức giản dị. Môtíp chủ đạo của các vùng Thải Sơn La, Thuận Châu, Điện Biên… thường chỉ là một nhánh cây (nga mạy) hay một chùm hoa (xum boók). Điểm xuyết bên các môtíp đó là một số môtíp phụ như hoa bí (boók ứk), con nhện đất (tô cu) hay hình con cua (tô pu). Gần đây, các vùng này đã trang trí thêm vào môtíp chủ đạo những hình khỉ hái quả (lính pít mák) hay hình con bướm, hình con chuổn chuồn. Riêng khăn piêu các vùng gần Lào như Sông Mã, Điện Biên… đã xuất hiện cả những hình voi, hình chim…
Đối với các cặp tin xáo cũng không đòi hỏi sự trang trí thống nhất ở tất cả các vùng mà tùy theo ý thích từng người. Có người thích các cặp tin xáo là những nhóm đường thẳng song song, có người lại thích thêu vắt chéo thành hình dấu nhân lớn (X), và có người còn thêu thành những hàng hình móc câu (cút) vắt chéo nhau… Nhưng, các cặp tin xáo thêu vắt móng giò chạy song song là loại tin xáo truyền thống được nhiều người ưa thích.
Màu chỉ thêu các cặp tin xáo cũng tùy theo ý thích từng người. Thông thường người ta ưa dùng chỉ màu vàng, màu đỏ sẫm và màu xanh lá mạ. Các cặp tin xáo thường pha màu đối chọi: xanh với đỏ hay vàng với xanh… Gần đây, khoảng cách giữa các cặp tin xáo được trang trí thêm nhũng hình hoa bầu, hoa bí hình sao tám cánh hay hình một số con vật quen thuộc bằng chỉ màu trắng hay màu tím…
Với cách thức bố trí và màu sắc như vậy, các cặp “tin xáo” đã làm nền cho đồ án hoa văn chính nổi lên ở hai đẩu khăn piêu.

3. Môtíp hoa văn khăn piêu

Trên đồ án hoa văn khăn piêu được trang trí kểt hợp nhiều loại kiểu hoa văn khác nhau. Có thể nói môtíp hoa văn trên khăn piêu vô cùng phong phú.
Các môtíp đó không gây cho ta cảm giác rối mắt mà trang trí theo những hàng, lớp và có quy luật nhất định. Nguyên tắc chủ đạo của phong cách trang trí hoa văn khăn piêu là nguyên tắc đối xứng như hoa văn mặt phà.
Môtíp hoa văn khăn piêu ngày càng phong phú, phong phú về kiểu dáng hình họa và kể cả về màu sắc. Trong phẩn này, chúng tôi không thể giới thiệu hết tất cả những kiểu dạng hoa văn đó mà chỉ đưa ra những môtíp có tính chất phổ biển và những môtíp truyền thống trên chiếc khăn piêu cổ truyền.
Môtíp hoa văn thông dụng và phổ biến nhất trên khăn piêu Thái là môtíp móc câu. Có loại móc câu đầu uốn tròn, nhưng hầu hết là các loại móc câu vuông (có lẽ do kỹ thuật thêu (xéo) quy định).
Môtíp hoa văn móc câu được dùng để trang trí trong các “khoang” ô vuông đồng tâm. Nhiều tấm khăn, cả đồ án hoa văn chủ đạo chỉ trang trí toàn hình móc câu. Nhưng với tài nảng khéo léo trong việc sắp xếp, tính toản của chủ nhân khăn piêu mà các lớp hoa văn đó không gây cảm giảc đơn điệu. Với bảng màu sặc sỡ của cả đồ án hoa văn, tưởng như các môtíp đó sẽ lấn át nhau, nhưng trái lại, các môtíp đó vẫn hiện lên rõ rệt, cân đối, hài hòa.
Với nhiều biển dạng khác nhau, môtíp móc câu đã trở thành môtíp trang trí chính trên khăn piêu hiện nay, nhất là đối với chiếc khăn piêu Yên Châu.
Môtíp phổ biến thứ hai là hình răng cưa (người Yên Châu gọi là “hon cáy” mào gà). Thường thường, môtíp răng cưa (hon cáy) được trang trí đường diềrn vành ô vuông ngoài cùng của để án hoa văn chủ đạo. Đặc biệt là, ở bất cứ vùng nào, môtíp hon cáy cũng chỉ dùng một loại chỉ màu trắng. Cho đến nay, chúng tôi chưa phát hiện được tấm khăn piêu nào trang trí môtíp hon cáy bằng màu chỉ khác.
Các hình tam giảc (răng cưa) còn được chủ nhân khăn piêu vận dụng ở nhiều cách trang trí khác nhau. Khi thì hai hàng tam giác đối đỉnh với nhau tạo thành môtíp hoa văn rau cỏ bợ (phắc ven), có khi các cặp tam giảc đối cạnh đáy với nhau tạo nên môtíp hoa văn hình quả trám…
Môtíp hoa văn do các hình tam giác tạo thành như trên thường được trang trí ở các vành ô vuông xen với các vành môtíp hoa văn khác. Cũng có khi những môtíp này lại trang trí cho cả đồ án. Ngoài vai trò làm hoa văn chủ đạo như thế, các môtíp rau cỏ bợ hay môtíp hình trám (mâk cưởm) còn được trang trí ở phần nêm piêu (chim piêu).
Môtíp hoa văn đổng tiền vuông thủng giữa cũng được chủ nhân khăn piêu thích dùng để trang trí trên của mình. Môtíp này thường được trang trí ở vành ngoài chim piêu.
Môtíp hình sao 6 cánh hay sao 8 cảnh với nhiều biến dạng khác nhau được gọi là hoa văn hoa bí. Điều đáng lưu ý là môtíp này thường được thể hiện bằng chỉ màu trắng.
Hình sao (boók ứk) thường trang trí ở trung tâm đồ án hoa văn hay trang trí điểm xuyết vào khoảng giữa các cặp tin xáo.
Môtíp kén tằm (lók bổng) cũng là một trong những môtíp hoa văn được ưa chuộng, nhất là đối với vùng Yên Châu. Môtíp này thường để trang trí ở các vành chim piêu, xen kẽ với các hàng hoa vản móc câu.
Một số đồ án hoa văn khăn piêu Yên Châu sử dụng nhiều môtíp hoa xoan (boók hiên). Đó là những ô vuông hay ô hình thoi nhỏ, đặt xếp chéo nhau trong các góc của một hình ô vuông lớn hơn. Môtíp này cũng đã trở thành môtíp chủ đạo trang trí trên đồ án hoa văn mặt phà Lào (khít). Nhưng trên đồ án hoa văn mặt phà Lào, môtíp hoa xoan lại mang một tên khác là hoa văn lốt chân chó (hói ma nhăm).
Ở các vùng Thái khác, khăn piêu được trang trí chủ yếu bằng môtíp hoa văn chạc cây.

Khăn piêu được thêu họa tiết cây cối

Hình họa chủ yếu của môtíp chạc cây bao gồm một thân cây ở giữa, các cặp cành cây mọc đối xứng hai bên. Ở phần chót của các cành cây thường là các hình hoa hoặc hình quả được cấu tạo từ hình trám hay ô vuông nhỏ.
Môtíp chạc cây cũng được thể hiện ở nhiều kiểu dạng khác nhau. Nhìn vào đồ án hoa văn chạc cây, ta cảm thấy nhẹ nhàng, bởi sự cách điệu các hình tượng một cách tài tình. Mặt khác, “gam” màu ở các đồ án này dịu dàng, ít dùng mẫu chói chang, sặc sỡ.
Có thể nói, đặc trưng của hoa văn khăn piêu là việc sơ đồ hóa các hình tượng được thể hiện. Qua cách điệu, chỉ bằng đôi nét hình họa cũng đã phản ánh được những hình ãnh quen thuộc của cuộc sống lao động và thiên nhiên xung quanh.


Hoa Văn Thái – Nxb Lao động, 2003

Facebook Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *