Các nội dung chính

Vương quốc Đại Lý (大理 pinyin: Dàlǐ) là một vương quốc của người Bạch đã từng tồn tại từ năm 937 cho đến năm 1253, nằm trong khu vực mà ngày nay là tỉnh Vân Nam, Quý Châu và tây nam tỉnh Tứ Xuyên của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và một phần phía tây của Bắc Bộ Việt Nam.
Được sáng lập bởi Đoàn Tư Bình năm 937, vương quốc này đã được cai trị kế tiếp nhau bởi 22 vị vua cho đến năm 1253, khi quốc gia này bị tiêu diệt bởi cuộc xâm lược của đế quốc Mông Cổ dưới thời Mông Kha. Kinh đô của vương quốc này là thành Đại Lý.
316 Năm Vương Triều ĐẠI LÝ – Từ Khi Kiến Quốc Tới Ngày Bại Vong Với 22 Đời Vua Họ ĐOÀN
h
Lịch sử
Vương quốc Đại Lý là sự kế tiếp của quốc gia Nam Chiếu, là một quốc gia đã suy tàn từ năm 902. Có ba triều đại kế tiếp nhau là Đại Trường Hòa, Đại Thiên Hưng (Hưng Nguyên) và Đại Nghĩa Ninh đã tồn tại sau khi Nam Chiếu bị suy vong cho đến khi Đoàn Tư Bình chiếm được quyền hành năm 937 và thiết lập ra vương quốc Đại Lý.
Đại Lý là một quốc gia theo Phật giáo Mật tông (Acarya), từ vua tới dân đều sùng đạo, vua thường tại vị một thời gian rồi xuất gia làm sư[1].
Nước Đại Lý kéo dài 316 năm với 22 đời vua trong đó có 10 người bỏ ngôi đi tu[2], chẳng hạn Bảo Định Đế Đoàn Chính Minh, Trung Tông Đoàn Chính Thuần, Cảnh Tông Đoàn Chính Hưng v.v. Vương triều Đại Lý gián đoạn một thời gian ngắn khoảng 2 năm, khi quyền thần Cao Thăng Thái cướp ngôi và lập ra Vương triều Đại Trung, phân chia thành 2 giai đoạn Tiền và Hậu Đại Lý.
Một trong những cư dân Đại Lý là giống người Thái, trải rộng từ Vân Nam qua bắc Thái Lan, Lào và thượng du bắc Việt Nam. Người Thái gồm nhiều sắc dân như Thái Trắng, Thái Đen, Thái Đỏ, Thổ, Nùng. Sau khi Đại Lý bị người Mông Cổ thôn tính, người Thái còn trốn tránh trong rừng sâu và di chuyển xuống phía nam và tây nam.
Có một câu chuyện nói về sự thất thủ của vương quốc Đại Lý, mặc dù nó chỉ là truyền thuyết, nhưng nó đáng được nói tới. Mặc dù quân đội của người Mông Cổ rất đông và dũng cảm, nhưng họ không thể phá vỡ sự phòng thủ của người dân Đại Lý ở thung lũng Nhĩ Hải, là nơi rất phù hợp cho phòng thủ mà chỉ cần vài người cũng có thể giữ vững được hàng năm. Người ta nói rằng người Mông Cổ đã tìm được một kẻ phản bội dẫn họ vượt qua dãy núi Thương Sơn theo một con đường bí mật, và chỉ bằng cách này thì họ mới thâm nhập và vượt qua được sự kháng cự của người Bạch. Điều này đã dẫn tới sự kết thúc của 5 thế kỷ độc lập. Năm 1274, tỉnh Vân Nam được thành lập và khu vực này từ đó trở thành một bộ phận của Trung Quốc.
Tuy nhiên, sự chống đối của họ Đoàn với Nhà Nguyên, và sau này là Nhà Minh chỉ thực sự chấm dứt vào cuối thế kỷ XIV. Theo Minh sử, khoảng niên hiệu Hồng Vũ của Minh Thái tổ Chu Nguyên Chương (1368-1398), Đoàn Thế bị bắt, Nhà Minh đổi nước của Đoàn Thế làm phủ Đại Lý, đặt vệ quân và chỉ huy sứ ti, cho thuộc vào tỉnh Vân Nam.
Trong lịch sử, nước Đại Lý nhiều lần xung đột với các vương triều Đại Việt, kết cục các cuộc xung đột này phần lớn là chiến thắng của Đại Việt. Lần cuối cùng quân Đại Lý xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam là cuộc chiến giữa Nhà Trần với đế quốc Mông Cổ năm 1258, khi tướng Ngột Lương Hợp Thai dẫn theo nhiều du binh Đại Lý thâm nhập Đại Việt.
Các vị vua cai trị Đại Lý
(1)Thái Tổ Thần Vũ Đế Đoàn Tư Bình ?-937-944 | (3)Từ Vũ Đế Đoàn Tư Trụ ?-945-952 | ||
(2)Văn Kính Đế Đoàn Tư Anh ?-944-945-? | □ | (4)Quảng Từ Đế Đoàn Tư Thông ?-952-968 | |
□ | (5)Ứng Đạo Đế Đoàn Tố Thuận ?-968-985 | ||
Đoàn Trí Tư | (6)Chiêu Minh Đế Đoàn Tố Anh ?-985-1009 | ||
(11)Hưng Tông Hiếu Đức Đế Đoàn Tư Liêm ?-1044-1075-? | (7)Tuyên Túc Đế Đoàn Tố Liêm ?-1009-1022 | □ | |
□ | (12)Thượng Đức Đế Đoàn Liêm Nghĩa ?-1075-1080 | (9)Thánh Đức Đế Đoàn Tố Chân ?-1026-1041-? | (8)Bỉnh Nghĩa Đế Đoàn Tố Long ?-1022-1026-? |
(13)Thượng Minh Đế Đoàn Thọ Huy ?-1080-1081-? | □ | □ | |
(14)Bảo Định Đế Đoàn Chính Minh ?-1081-1094-? | (16)Trung Tông Văn An Đế Đoàn Chính Thuần ?-1096-1108-? | (10)Thiên Minh Đế Đoàn Tố Hưng ?-1041-1044-? | (15)Phú Hữu Thánh Đức Biểu Chính Đế Cao Thăng Thái ?-1094 – 1095 |
(17)Hiến Tông Tuyên Nhân Đế Đoàn Dự ?-1108-1147-? | |||
(18)Cảnh Tông Chính Khang Đế Đoàn Chính Hưng ?-1147-1171-? | |||
(19)Tuyên Tông Đoàn Trí Hưng ?-1171-1200 | |||
(21)Thần Tông Đoàn Trí Tường ?-1204-1238-? | (20)Hưởng Thiên Đế Đoàn Trí Liêm ?-1200-1204 | ||
(22)Hiếu Nghĩa Đế Đoàn Tường Hưng ?-1238-1251 | |||
(23)Thiên Định Hiền Vương Đoàn Hưng Trí ?-1251-1254-1261 |
Tiền Đại Lý
Kéo dài từ năm 937 đến năm 1094.
Miếu hiệu/Thụy hiệu | Họ tên | Niên hiệu | Trị vì |
---|---|---|---|
Thái Tổ Thần Thánh Văn Vũ Đế | Đoàn Tư Bình | Văn Đức (938-941) Thần Vũ (941-944) | 938 – 944 |
Văn Kinh Đế | Đoàn Tư Anh | Văn Kinh (945) | 945 |
Văn Thành Đế | Đoàn Tư Lương | Chí Trì (946-951) | 945 – 951 |
Quảng Tư Đế | Đoàn Tư Thông | Minh Đức (952-953) Quảng Đức (954-968) Thuận (Thánh) Đức (968) | 951 – 968 |
Ứng Đạo Đế | Đoàn Tố Thuận | Minh Chính (969-985) | 968 – 985 |
Chiêu Minh Đế | Đoàn Tố Anh | Quảng Minh (986-1004) Minh Ứng (1005-1006) Minh Thánh, Minh Đức, Minh Trị (1006-1009) | 985 – 1009 |
Tuyên Túc Đế | Đoàn Tố Liêm | Minh Khải (1010-1022) | 1009 – 1022 |
Bỉnh Nghĩa Đế | Đoàn Tố Long | Minh Thông (1023-1026) | 1022 – 1026 |
Thánh Đức Đế | Đoàn Tố Chân | Chính trị (1027-1041) | 1026 – 1041 |
Thiên Minh Đế | Đoàn Tố Hưng | Thánh Minh (1042-1044) Thiên Minh (1044) | 1041 – 1044 |
Hưng Tông Hiếu Đức Đế | Đoàn Tư Liêm | Bảo An (1045-1052) Chính An (1053-1059) Chính Đức (1059-1064) Bảo Đức (1064-1075) | 1044 – 1075 |
Thượng Đức Đế | Đoàn Liêm Nghĩa | Thượng Đức (1076) Quảng An (1077-1080) | 1075 – 1080 |
Thượng Minh Đế | Đoàn Thọ Huy | Thượng Minh (1081) | 1080 – 1081 |
Bảo Định Đế | Đoàn Chính Minh | Bảo Định (1082-?) Kiến An (?) Thiên Hữu (?-1094) | 1081 – 1094 |
Đại Trung
Miếu hiệu/Thụy hiệu | Họ tên | Niên hiệu | Trị vì |
---|---|---|---|
Phú Hữu Thánh Đức Biểu Chính Đế | Cao Thăng Thái | Thượng Trị (1095) | 1094 – 1095 |
Hậu Đại Lý
Kéo dài từ năm 1096 đến năm 1253.
Miếu hiệu/Thụy hiệu | Họ, tên | Niên hiệu | Trị vì |
---|---|---|---|
Trung Tông Văn An Đế | Đoàn Chính Thuần | Thiên Thụ (1096) Khai Minh (1097-1102) Thiên Chính (1103-1104) Văn An (1105-1108) | 1096 – 1108 |
Hiến Tông Tuyên Nhân Đế | Đoàn Chính Nghiêm[3] | Nhật Tân (1108-1109) Văn Trị (1110-?) Vĩnh Gia (?-1128) Bảo Thiên (1129-?) Quảng Vận (?-1147) | 1108 – 1147 |
Cảnh Tông Chính Khang Đế | Đoàn Chính Hưng (Dịch Trường) | Vĩnh Trinh (1147-1148) Đại Bảo (1149-?) Long Hưng (?) Thịnh Minh (?) Kiến Đức (?-1171) | 1147 – 1171 |
Tuyên Tông Công Cực Đế | Đoàn Trí Hưng[4] | Lợi Trinh (1172-1175) Thịnh Đức (1176-1180) Gia Hội (1181-1184) Nguyên Hanh (1185-1195) An Định (1195-1199) | 1171 – 1199 |
Anh Tông Hanh Thiên Đế | Đoàn Trí Liêm | Phượng Lịch (1200-?) Nguyên Thọ (?-1205) | 1199 – 1205 |
Thần Tông | Đoàn Trí Tường | Thiên Khai (1205-1225) Thiên Phụ (1226-?) Nhân Thọ (?-1238) | 1205 – 1238 |
Hiếu Nghĩa Đế | Đoàn Tường Hưng | Đạo Long (1239-1251) | 1238 – 1251 |
Thiên Định Hiền Vương | Đoàn Hưng Trí | Lợi Chính, Hưng Chính, Thiên Định (1252-1254) | 1251 – 1254 |
Đại Lý tổng quản
Từ năm 1253, Đại Lý rơi vào tay đế chế Mông Cổ. Các tổng quản vẫn là người của họ Đoàn. Cụ thể như sau:
- Đoàn Thật (Tư Nhật) (1261-1282)
- Đoàn Trung (1283-1284)
- Đoàn Khánh (A Khánh) (1284-1306)
- Đoàn Chính (1307-1316)
- Đoàn Long (1317-1330)
- Đoàn Tuấn (1331)
- Đoàn Nghĩa (1332)
- Đoàn Quang (1333-1344)
- Đoàn Công (1345-1365)
- Đoàn Bảo (1365-1381)
- Đoàn Minh (1381-1382)
- Đoàn Thế (1382-1387)
Nguồn Wikipedia Tiếng Việt