
Cầm Văn Thanh sinh năm 1846, là thủ lĩnh người Thái châu Mường Mụa, nay là huyện Mai Sơn, Sơn La, có tên tiếng Thái là Căm Chôm.
Năm 14 tuổi, được cử đến thành Hưng Hóa đào tạo nho học 8 năm (1869 – 1877) theo quy định của triều đình nhà Nguyễn dưới thời Tự Đức (1847 – 1883). Dịp đó tuần phủ tỉnh Hưng Hóa đại diện cho triều đình đã đặt tên chữ cho ông là Văn Thanh.
Năm 1874, trước họa xâm lăng của quân Pháp, quan tuần phủ thành Hưng Hóa là Nguyễn Quang Bích thừa lệnh quan đại thần Tôn Thất Thuyết đã ban cho ông chức Suất đội, trao thanh kiếm và ấn tín để ông chính thức chỉ huy 150 binh lính mộ từ châu Mai Sơn và Yên Châu. Nay thanh kiếm còn lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Sơn La.

Trong khuôn khổ tập hợp chung liên quân Cờ đen – Thập Châu (1875 – 1885) ông đã đưa cánh quân Mai Sơn – Yên Châu tham dự hai trận bao vây quân Pháp xâm lược ở Hà Nội và phục kích ở Cầu Giấy. Lần thứ nhất giết viên đại úy Francis Garnier (Phăngxi Gácniê) tháng 1/1875 và lần thứ hai giết đại tá Henri Rivière (Hăngri Rivie) ngày 15/5/1883, hai sĩ quan này đều giữ chức Tổng chỉ huy quân Pháp ở Bắc Kỳ.
Tháng 7 – 1885 quân Cờ Đen do Lưu Vĩnh Phúc chỉ huy bị ép phải rút lui. Bộ chỉ huy quân Thập Châu trong đó có Cầm Văn Thanh cũng buộc phải rút về quê. Khác với hai thủ lĩnh anh hùng La Văn Nọi và Đèo Văn Toa, Cầm Văn Thanh đã lánh đi sống ẩn dật tại vùng núi Mường Mần (nay thuộc xã Chiềng Lưng, huyện Mai Sơn, Sơn La) để tránh tiếp xúc với người Pháp mà ông thường gọi là “con quỷ nước” (phi nặm). Bô lão toàn mường phải đưa con trai ông lúc đó mới có 14 tuổi là Cầm Thạch tức Cầm Văn Oai* ra làm thủ lĩnh Mường Mụa.
Từ Mường Mần trở về lỵ sở Chiềng Dong (nay thuộc xã Chiềng Dong (nay thuộc xa Chiềng Mai, huyện Mai Sơn, Sơn La), ông lập ra tổ chức gọi là Văn Thanh hội miếu và lập đền thờ Khổng Tử ở bản Ban quê nhà. Năm 1916 ông mất, thọ 70 tuổi.
Nguyên tác Nguyễn Văn Hòa
Bài viết liên quan:
-
Thủ lĩnh Cầm Bun Phanh – Anh hùng chống giặc ngoại xâm thể kỷ XVII
- Chúa Ta Ngần – Đại chi châu Cai quản 16 châu Thái cuối thế kỷ XIV đầu thể kỷ XV