Các nội dung chính
I. Ngôn ngữ và văn tự
Thái là tên gọi phổ biến và là tên gọi chính thức trong “Danh mục các thành phần dân tộc (ethnic: tộc người) Việt Nam”. Cũng đã từ lâu trong lịch sử, các tộc người sống cận cư và xen cư đều thống nhất gọi họ là Thái. Còn họ thì tự nhận mình là Tay hay Thay. Tất cả các nhóm địa phương của cộng đồng người Thái đều tự gọi mình là côn Tay hay phá Tay. Riêng nhóm Thái Đen ở Yên Châu (Sơn La) lại phát âm thành khôn Thay (phủ Thay). Tên tự nhận này không những chỉ có ở tộc người Thái mà còn là tên gọi chính thức của tộc người Tày. Nó còn đúng cả với tên gọi các nhóm Thái ở Vương quốc Thái Lan và các nước Lào, Trung Hoa, Myanma, Ấn Độ… nơi có những cộng đồng người Thái sinh sống.
Hiện nay giới nghiên cứu vẫn chưa khẳng định được ngữ nghĩa của từ tay (thay) khi xuất hiện trong tiếng Thái. Song, căn cứ vào ngữ nghĩa như hiện nay thì danh từ này mang hai nghĩa rõ rệt. Một là, tay (thay) có nghĩa là người.
Chẳng hạn, “người nhà“: tay hươn; “kẻ đi người lại”: khék pay tay ma, “người ở Mường Lay“: tay Mương Lay (gọi tắt là “tay Lay”). Cũng cần lưu ý thêm, trong tiếng Thái có 6 từ: côn, phủ, phủ côn; tô, tô cun và tay (thay) đến có nghĩa là “người“. Việc sử dụng thuật ngữ nào sẽ tùy theo văn cảnh hoặc thói quen ở từng nhóm địa phương. Hai là tộc danh tự gọi viet là tay (thay).
Cho đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, theo thống kê của tổng điều tra dân số toàn quốc, tộc người Thái ở Việt Nam có: 1.550.423 nhân khẩu, cư trú liền một dải đất từ miền Tây Nghệ An, Thanh Hóa qua khu vực tây bắc của Hòa Bình đến các huyện, thị của ba tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu; sang phía đông của miền Tây Bắc, từ huyện Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ qua huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải (Yên Bái) đến huyện Than Uyên (Lai Châu). Từ sau 1954, họ còn sống rải rác ở một số huyện thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên.
Người Thái có ngôn ngữ và văn tự riêng. Các nhà dân tộc học hiện nay đã xếp tộc người này vào Nhóm nói tiếng Thái … hệ ngôn ngữ Nam Thái (Austro Thái) túc Thái Ka-đai.
Do có chung một cội nguồn, ngôn ngữ Thái có tỷ lệ thống nhất cao. Đó là đặc điểm nổi bật mà khi Cho đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, theo thống kê của tổng điều tra dân số toàn quốc, tộc người Thái ở Việt Nam có: 1.550.423 nhân khẩu, cư trú liền một dải đất từ miền Tây Nghệ An, Thanh Hóa qua khu vực tây bắc của Hòa Bình đến các huyện, thị của ba tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu; sang phía đông của miền Tây Bắc, từ huyện Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ qua huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải (Yên Bái) đến huyện Than Uyên (Lai Châu). Từ sau 1954, họ còn sống rải rác ở một số huyện thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên.
Người Thải có ngôn ngữ và văn tự riêng. Các nhà dân tộc học hiện nay đã xếp tộc người này vào Nhóm nói tiếng Thái … hệ ngôn ngữ Nam Thái (Austro Thái) túc Thái Ka-đai.
Do có chung một cội nguồn, ngôn ngữ Thái có tỷ lệ thống nhất cao. Đó là đặc điểm nổi bật mà khi tiếp xúc ai cũng nhận thấy. Đây là tiếng đơn âm, có thanh điệu. Cấu tạo câu theo thứ tự: chủ ngữ vị ngữ các thành phần khác. Trừ những câu mệnh lệnh thức, còn ít có trường hợp đảo ngược thứ tự này.
(Trang chữ Thái cổ trong “Gia phả họ Lò Cầm” ở Mai Sơn – Sơn La.
Dòng chữ dưới: Ghi ngày tháng, họ tên người ký, người viết văn bản và dấu xác nhận của bản chữ Thái cổ Lai Pao, năm Thành thái thứ 3.)Tiếng Thái Việt Nam là một phương ngữ được hợp bởi năm vùng thổ ngữ:
1. Thái Trắng miền cực bắc Tây Bắc.
2. Thái Đen vùng giữa miền Tây Bắc, thường gọi là tiếng Thái chín châu (quam Tay cẩu chầu mương).
3. Thái Đen ở huyện Yên Châu.
4. Thái Trắng ở huyện Phù Yên, Mộc Châu (Sơn La) hợp cùng Thái Đen, thường gọi là Tay Thanh (Man Thanh, Tay Nhại).
5. Thái Trắng thường gọi là Tay Mương, Hàng Tổng, Tay Dọ ở mạn tây bắc Hòa Bình và Tây Thanh Hóa, Nghệ An.
Văn tự Thái bắt nguồn từ hệ chủ Sanscrít (Ấn Độ). Chữ Thái cổ Việt Nam thống nhất cách cấu tạo và đọc, nhưng lại có 8 loại ký tự khác nhau, đó là: chữ Thái Đen, chữ Thái Trắng Mường Lay, chữ Thái Trắng Phong Thổ, chữ Thái Trắng Phù Yên, chữ Thái Trắng Mộc Châu, Mai Châu, Đà Bắc, chữ Thái Đen (Tay Thanh), chủ Lai Pao (Tương Dương, Nghệ An), chữ Thái Quỳ Châu (Nghệ An).
Trong giai đoạn 1954 1969, chữ Thái khu tự trị Tây Bắc cũ đã được cải tiến, thống nhất và mang tên Chữ Thái Việt Nam thống nhất.
II. Phân nhóm địa phương dân tộc Thái, Biểu tượng tâm linh các ngành Thái
Theo truyền thông tộc người, ở Việt Nam người Thái phân thành hai ngành: Thái Đen [Tay (Thay) Đảm] và Thái Trắng [Tay (Thay) Đón hay Khao] bao gồm 6 nhóm địa phương như sau:
1. Thái Đen Tay Đăm
cư trú ở các huyện, thị Thuận Châu, thị xã Sơn La, Mường La, Quỳnh Nhai, Sông Mã, Yên Châu (Sơn La); Tuần Giáo, thành phố Điện Biên Phủ, Điện Biên Đông (Điện Biên); Sin-Hồ, Phong Thổ, Tha’n Uyên (Lai Châu); Văn Chấn ,thị xã Nghĩa Lộ, Trạm Tấu, Mù Cang Chải (Yên Bái).
2.Thái Trắng Tay Đón
cư trú ở các huyện, thị: Mộc Châu, Quỳnh Nhai, Mường La, Phù Yên, Bắc Yên (Sơn La); Phong Thổ, Mường Tè, Than Uyên, thị xã Lai Châu, Sìn Hồ (Lai Châu); Mường Nhé, thị xã Mường Lay (Điện Biên); Văn Chấn (Yên Bái); Mai Châu, Đà Bắc (Hòa Bình).
3. Nhóm Thái Đen gọi là Tay Thanh (Man Thanh) hay Tay Nhại
cư trú ở các huyện thuộc miền Tây tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An.
4. Nhóm Thái Đen gọi là Tay Mươi
, theo Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn, tên gọi Mười là do phát âm chệch của Muổi Mường Muổi. Đây là bộ phận người Thái Đen di cư từ Mường Muổi (Thuận Châu, Sơn La) tới huyện Tương Dương (Nghệ An) vào thếkỷ XV (TL.9).
5. Nhóm Thái Trắng Tay Đón, còn gọi là Tay Dọ, Tay Mương, Hàng Tổng
cư trú xen cài với nhóm Thái Đen gọi là Tay Thanh, Man Thanh, Tay Nhại suốt một dải từ Tây BắcHòa Bình đến miền Tây tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An.
6. Nhóm Thái Trắng gọi là Tay Khăng vì có nguồn gốc từ dân tộc Kháng
, cư trú ở miền Tây Nghệ An.
Sự khác nhau giữa các nhóm địa phương nói trên chủ yếu là về thổ ngữ và sắc thái văn hóa thể hiện ở nhiều phong tục, tập quân trong sinh hoạt hàng ngày.
Những hiện tượng giống nhau hoặc khác nhau về ngôn ngữ và văn hóa chỉ có thể giúp thấy được sắc thái của sự phân chia thành nhóm địa phương. Chính vì thế ngành Thái Đen ở Việt Nam đã phân thành ba nhóm và Thái Trắng có ba nhóm địa phương như đã dẫn ở trên.
Từ rất lâu, nhóm Thái Đen theo nếp cũ coi mình thuộc dòng tộc mẹ, mang biểu tượng rồng ở nước kết hợp với dòng tộc cha mang biểu tượng chim én ở cạn (núi).

Trong lịch sử, với người Thái Đen, biến thiên của rồng nước là biểu tượng rắn hổ mang ( ngu háu). Hiện nay, không ít người vẫn tưởng tên Ngu Háu chỉ là biệt hiệu của thủ lĩnh nổi tiếng trong lịch sử là Lò Lẹt Cầm Lẹp ở Mường Muối (Thuận Châu, Sơn La) thế kỷ XIV. Thực ra sự sùng bái đến mức đồng nhất giữa thủ lĩnh Lò Lẹt với biểu tượng Ngu Háu ở người Thái Đen đã có từ lâu lắm. Vào thế kỷ XI, sử sách nhà Lý đã gọi cư dân Thái Đen ở miền Tây Bắc Bắc Bộ là Ngưu Hống (âm Hán Việt của Ngu Háu). Đến thế kỷ XIV, dưới thời Lò Lẹt Ngu Háu, Mường Muối mới bắt đầu phát triển thành trung tâm, thu phục được các mường người Thái ở toàn miền Tây Bắc. Khi ấy, người Thái Đen đã sáng tạo ra là cờ mang tên “Cụ chủ hổ mang” (thung pú chẩu Ngu Háu). Sang đến đời châu của Lò Lẹt là Tạo Ngân, trung tâm Mường Muối đã phát triển cực thịnh.
Ở Việt Nam, tộc người Nùng (Nông) còn có tộc danh Người Áo Đen (Cẩn Slửa Đăm). ở miền Lưỡng Quảng (Trung Hoa), trong khối người Choang có cả người Nùng. Theo Phạm Hồng Quý Giáo sư nổi tiêng người Trung Hoa, tên gọi Choang chẳng qua do phiên âm tộc danh tự nhận là Xuông hay Duồng, tùy cách phát âm từng vùng, mà xuông trong tiếng Thái Đen cổ là đen.
Người Thái Trắng coi mình thuộc dòng dõi mẹ chim cạn (núi) kết hợp với cha – rồng – nước (nơi có vùng rộng, sâu gọi là văng hay băng). Theo itruyện kể của nhóm Thá Trắng ở Mường Lay, hàng năm vào tháng 5 âm lịch, thần chim én ở hang núi cao hóa rồng cái để đào đất thành ống ngắm xuyên núi xuống cõi nước dẫn rồng đực lên ngọn núi bên cạnh để hợp đôi. Vì thế ở Chiềng Vai – trung tâm Mường Lay thời xưa người ta chọn hai ngọn núi đặt tên là Tạo và Nàng nằm kề sát bên nhau, nương bóng bên bờ hữu sông Đà làm nơi “chứa đựng linh hồn đất – nước” của mường. Dưới chân núi là bãi mổ trâu trắng làm vật hiến sinh mỗi khi cúng tế.
Rõ ràng người Thâi Trắng coi linh hồn mẹ mang biểu tượng chim én hóa rồng ở hang núi cao nên mới thể hiện ý niệm đó trong hai câu văn vần.
Mở đầu đám cưới (của người Thái Trắng) ở Phong Thổ, ông mối nhà trai đã xướng hai câu thơ này trong bài “Mối nàng” (Xứ nang):
“Tìm đến hang sâu ở đất mường nào mới có loài chim én. Đỉnh cao ở mường nào mới có linh hồn rồng – hồn nữ nhi soi dáng vẻ đẹp xinh”.
Nguyên văn câu tiếng Thái:
(Cựt ha thẳm mơng đaư chẵng mi neo én.
Dú đởi ten mơng đaư chăng mi khoăn lông khoăn nhinh tăm lở)
[ꪁꪳꪒ ꪭꪱ ꪖꪾ꫁ ꪹꪣꪷꪉ ꪻꪒ ꪊꪰ꪿ꪉ ꪣꪲ ꪵꪙꪫ ꪵꪮ꪿ꪙ – ꪤꪴ꪿ ꪹꪒꪷ꫁ꪥ ꪵꪕ꪿ꪙ ꪹꪣꪷꪉ ꪻꪒ ꪊꪰ꪿ꪉ ꪣꪲ ꪄꪫꪰꪙ ꪶꪩꪉ – ꪄꪫꪰꪙ ꪑꪲꪉ ꪕꪾ ꪹꪨꪷ꫁]
Cộng đồng người Tày cư trú ơ các tỉnh thuộc miền Đông Bắc Bắc Bộ tự nhận là Người Áo Trắng ( Cẩn Slửa Khao), đương nhiên gồm cả bộ phận còn giữ nguyên tên Tày Trắng ở lưu vực sông Thao, sông Lô, sông Gâm, sông Chảy.
Trước hêt danh từ slửa (Tày, Nùng), xửa (Thái) là áo để mặc. Sau đến lượt áo để mặc lại mang nội dung tâm linh là vật chứa đựng linh hồn. Tên tự gọi Cẩn Slửa Đăm (Nùng) và Cần Slửa Khao (Tày) hoàn toàn mang chính ý nghĩa tâm linh đó. Từ đấy suy ra, tộc người Nùng cùng họ với người Thái thuộc ngành Đen và tộc người Tày cùng họ với người Thái thuộc ngành Trắng.
Trải qua nhiều thiên niên kỷ rồi cũng đến thời kỳ các nhóm của ngành Thái Đen với cộng đồng tộc người mang tên Nùng (Choang) hay Người Áo Đen và ngành Thái Trắng với cộng đồng tộc người mang tên Tày hay Người Áo Trắng ổn định trên một bình điện phân bố dân cư. Tổ tiên xa, gần của họ đã chiếm lĩnh và tạo lập được các cánh đồng trồng lúa trong thung lũng lòng chảo, núi cao của vùng nhiệt đới gió mùa ẩm ướt trên khắp miền nam Trung Hoa và bán đảo Đông Dương hay Đông Nam Á lục địa.
III. Lịch sử định cư, di cư và hội tụ
Có thể thấy lịch sử của các cộng đồng tộc người trong nhóm tiếng Thái đã diễn biến theo quy luật không ngừng định cư và cũng không ngừng di cư. Định cư là điểm hội tự không những chỉ với nhóm tiếng Thái mà còn xen cả với các nhóm người khác ngôn ngữ và văn hóa. Vì thể di cư là hiện tượng chuyển tải ngôn ngữ và văn hóa Thái tới những chân trời mới. Với hình thái quy luật lịch sử như thế, trải nhiều thế kỷ, các điểm di cư ban đầu phát triển và lớn mạnh đủ điều kiện trở thành trung tâm mới. Chính lúc đó, điểm tụ cư ban đầu được coi là “vùng đất tổ”. Theo tuyến phát triển ấy, người nói tiếng Thái đã tạo ra không phải một mà nhiều “vùng đất tổ” trong lịch sử ngàn năm của mình. Chẳng hạn, người Thái Đen có tới bốn vùng đất tổ:
– Pak Te Tao (Miệng Đà – Thao) nay là Bạch Hạc, Phú Thọ nơi các vua Hùng dựng nước, được hình thành trong truyền thuyết.
– Mường Ôm, Mường Ai, Mường Tung Hoang nơi có sông Nậm Lai bắt nguồn từ hồ lớn mang tên Nong Xe. Có nhiều khả năng “vùng đất tố” này được hình thành vào thế kỷ X trở về trước, nay là vùng Cá Cựu, Mông Tự thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Hoa) nằm ở ngọn nguồn sông Hồng.
– Mường Lò (V ăn Chấn, Yên Bài) được hình thành vào thế kỷ X-XI.
– Mường Then (Mường Thanh Điện Biên Phủ) là đất tổ huyền thoại, được hình thành vào thế kỷ XI-XII.
Vùng đất tố như vậy là điểm được hình thành đồng thời cũng là điểm xuất phát của các bộ phận trong nhóm người nói tiếng Thái, trải hàng ngàn năm đã lan tỏa khắp miền nam lục địa Trung Hoa và bán đảo Đông Dương.
Muốn biết cội nguồn về sự phân chia thành hai ngành Đen, Trắng trong nhóm người nói tiếng Thái, không thể không bắt đầù từ điểm sinh tụ đầu tiên được truyền thuyết nhắc tới là Pak Te Tao (Miệng Đà Thao). Chính tại đây, bộ phận tổ tiên . xa xưa nhất của nhóm người nói tiếng Thái đã từng phát triển theo hai hướng:
Từ buổi đầu dựng nước Văn Lang đã có một bộ phận của nhóm người nói tiếng Thái mưu sinh tại khu vực này [giả thuyết của tác giả] đã hòa nhập với những cư dân bản địa thành người Việt (Kinh). Để chứng minh cho điều này, hãy bắt đầu từ truyền thuyết mà người Việt thường tự hào: Chúng ta là con Rồng cháu Lạc (Tiên). Ở đây, Rồng thuộc nòi “thủy tộc ” với người cha có tên là Lạc Long Quân; còn Lạc là tên con chim huyền thoại và Tiên là khái niệm thần thoại hóa người mẹ có tên là Âu Cơ. Âu Cơ lấy Lạc Long Quân sinh học trăm trứng và nổ ra trăm người con,lớn lên, một nửa theo cha xuống biển và một nửa theo mẹ lên núi. Như vậy mo típ văn hóa lưỡng phân – lưỡng hợp cội nguồn của người Việt (Kinh) không khác với ngành Thái Tráng là: mẹ – chim cạn kết hợp với cha – rồng – nước.
Theo Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn thì vào những thế kỷ cuối cùng của thiên niên kỷ I trước Công
nguyên, các nhóm người Thái thuộc cả hai ngành Đen, Trắng đã phân bô suốt một dải khắp miền Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu, Lưỡng Quảng và một phần miền bắc bán đảo Đông Dương rồi. (Theo TL.6, tr.145-146).
Đến cuối thiên niên kỷ ấy, những đơn vị tổ chức xã hội mang tên mường của các nhóm người nói tiếng Thái đã xuất hiện khắp miền cực Tây Bắc Việt Nam và vùng tây nam tỉnh Vân Nam (Trung Hoa) Trong không gian lịch sử đó hẳn đã xảy ra một sự kiện vô cùng quan trọng đối với người Thái Đen. Tung Hoang vốn chỉ là thủ lĩnh vùng Nậm Lai Nong Xe huyền thoại chuyển thành địa danh có thực là Mường Ôm hay Mường Tung, Mường Ai hay Mường Hoang. Với người Thái Đen, vào thời gian này, bài ca miêu tả về hai mường quê tổ mới thực sự ngân vang:
Mương Ôm dú đi lai
Mương Ai dú đi lắm
Mương tan khảu dệt va
Mương hốm pha năng nỏng
Có nghĩa là:
Mường ở tốt lắm
Mường Ai sống yên lành
Mường thu lúa ngắt bông, bó cụm
Mường đắp chăn vỏ sui
(Theo TL.16)
Đất tổ đang yên lành thì bị giặc tràn tới. Sự kiện ấy được ghi rõ trong tập sử thi Táy pú xớc:
Chíp căm xả Mương Chiến, Mương Lo
Chắng ma téng Mương Ôm,
Mương ai nọk phạ
Có nghĩa là:
Thình lình Xá Mường Chiến, Mường Lò
Bèn lên dựng Mường Ôm,
Mường Ai ngoài vòm trời.
Vào thời kỳ ấy, Xá là tên mà người Thái gọi các cư dân nói tiếng Tạng Miến, trong đó thời Lưu TôngTrung Hoa (thế kỷ V) người Di được gọi là Ô Man Đông Thoán (người Man Đen ở phía đông đất Thoan) và người Bạch cọ tên Bạch Man Tây Thoán (người Mạn Trắng ở phia tây đất Thoán).
Chắc rằng trước sức tấn công cuả tổ tiên người nói tiếng Tạng-Miến vào vùng đất Cá Cựu nơi có Mường Ôm, Mường Ại,tiên tổ nhóm Thái Đen đã chống trả quyết liệt để giữa lấy lãnh địa của mình
Cuối cùng, chắc không thể giữu nổi được sử thi Táy pú xớc ghi nhận:
Mương Ôm đảu kìn ngai báu mi
Mương Ai téng đạt chinh báu đảy
Có nghĩa là:
Mường Ôm tưởng dễ ăn đâu có
Mường Ai bầy (bố trận) tranh giành đâu có được.
Thất thủ ổ Mường Ôm, Mường Ai, hai anh em thủ lĩnh Tạo Xuông, Tạo Ngân đã phải tổ chức cho người Thái Đen thiên đi về phía nam. Người ra đi vẫn còn giữ lại hình ảnh Mường Tung Hoang, Nậm Lai Nong Xe như dấu ấn vàng son của cõi tâm linh. Nơi ấy là “thế giới dành riêng” cho các bậc tiền bối:
Mương Ôm kin to ai
Mương Ai kin to hương to tiên bok mạy
Có nghĩa là:
Mường Ôm ăn toàn hơi.
Mường Ai an tờàn vị hương hóa của rừng.
Và Mường Tung Hoang ngày nay đã được co như cõi trời (mương phạ). Ý niệm tâm linh này không khác với bộ phận người Thái Đen tỉnh Phêtchaburi (Thái Lan) hiện vẫn coi Mường Lò là “cõi trời”.
Đợt thiên di là cả một giai đoạn lịch sử kéo dài hàng trăm năm, thuật ngữ lịch sử xã hội Thái gọi là “thời con tạo đi tìm mường” (pang tạo to mương). Theo họ, vào thời kỳ ấy cũng là lúc “mường bản tràn ngập người” (mương bản nhưng lụk côn). Người Thái phải bỏ chốn cũ đi tìm đất mới để khai khẩn ruộng đồng, mở mang địa vực cư trú. Một trong những hướng chuyển tới của họ là. tuyến thượng lưu sông Hồng lan tỏa xuống phương Nam. Những nơi ấy còn “nhiều đất hoang vu, vắng người”. Đất tuy có cư dân nói tiếng Thái nhưng còn ít. Họ đang sống xen cư cùng các cộng đồng người khác tiệng nói và văn hóa của mình.
Có văn tự từ khi còn ở Mường Ôm, Mường Ai, người Thái Đen để ghi trong Quam Tô Mương về đợt thiên di lớn này do hai anh em con cô con cậu là Tạo Xuông, Tạo Ngần thuộc dòng dõi tạo đất Tung Hoang ngày xưa đã dẫn dắt tới Mường Lò vào thể kỷ X. Họ cùng nhau khai khẩn ruộng đồng, biến Mường Lò thành vựa thóc của vùng Tây Bắc Việt Nam.
[Đoạn này lược bỏ]
Vào thời vua Lý Thánh Tông (Nhật Tông) nâm Long Chương Thiên Tự thứ 2 (1067) “…mùa xuân, Ngưu Hống [tên phiên âm từ Ngu Háu sang âm Hán Việt] và Ai Lao lần đầu tiên đem vàng, bạc, trầm hương, sừng tê, ngà voi đến cống…” – Theo Việt sử thông giám cương mục, chương 3-26.
Đến thời Trần, [sử sách Đại Việt có ghi: Năm 1329, Ngưu Hống ở đạo Đà Giang nổi loạn, vua Trần Hiến Tông còn nhỏ, Thượng hoàng Trần Minh Tông trực tiếp cầm quân đánh dẹp. Điều này cũng đúng với sách Quam Tô Mương (QTM). Vào thời Tạo Ngu Háu cai trị Mường Muổi, còn vị vua mà QTM nhắc đến có tên Minh Hoàng]

Cuối đời Trần sang đời Hồ. Xã hội Thái lúc này tổ chức theo mô thức bản mường đã hoàn thiện. Các mường quy thuận về trung tâm mường lớn Mường Muổi (Thuận Châu – Sơn La). Vào gia đoạn này, trung tâm Mường Muổi đã phát triển cực thịnh dưới thời thủ lĩnh Ta Ngần (cháu nội Tạo Ngu Háu) năm Cắt Xảư 1390 [tức năm Kỷ Tỵ ] đến năm Cáp Xngạ ( Giáp Ngọ – 1418). Vị thủ lĩnh lớn này đã được “Vua Kinh tin dùng, vua Lào mến phục” (Pua Keo ha, pua Lao hặc).
Vị trí chiến lược của quê hương người Thái đã được triều đình và người đương thời đánh giá rất cao. Điều đó thể hiện trong bài phú “Thiên Hưng trấn” của danh nho Nguyễn Bá Thống. Trong đó có đoạn ghi: “Quan ải Ai Lao liên lạc tiện đường. Biên giới Vân Nam khống chế mọi mặt. Đây là nơi xung yếu của Bách Man, cửa ngõ của Lục Chiếu, che giữ các trấn như giậu như phên. Án ngữ miền thượng du làm then làm chốt..”.
Năm 1407, nhà Minh xâm lược Đại Việt. Đèo Cát Hãn (tên thật là Cướt Căm – một thủ lĩnh ngưởi Thái Trắng cai trị đất Mường Lay, lúc này thuộc nhà Minh) đã đem 4000 quân hỗ trợ quân Minh đánh Đại Việt.
Theo Minh sử, năm 1405, Đèo Cát Hãn dâng sớ lên triều đình nhà Minh tố cáo nhà Hồ đánh chiếm 7 trại Mãnh Man thuộc châu Ninh Viễn dưới quyền Đèo Cát Hãn,, vốn thuộc phủ Lâm An tỉnh Vân Nam, giết con rể của ông và bắt con gái của ông để khống chế. Trong các lý do mà nhà Minh viện ra khi sang đánh nhà Hồ có lý do này. Nhà Hồ lúc đó yếu thế nên phải trả lại Đèo Cát Hãn những trại này – Theo wikipedia.org. (http://vi.m. wikipedia.org/wiki/Đèo_Cát_Hãn).
Năm Hặp Xảư (Ất Tỵ – 1425), Xa Khăm Xam đã cùng lực lượng nghĩa quân Áo Đỏ của Mộc Châu gia nhập quân khỏi nghĩa của Lê Lợi.
Tháng 3 – Bính Ngọ (1426), nghĩa quân Xa Khăm Xam đã giải phóng toàn bộ đất Mộc Châu và giúp vua Lê Lợi đánh dẹp Cướt Căm ở Mường Lay.
Năm 1427, Xa Khăm Xam với tên phiên âm Sa Khả Sâm được vua Lê Lợi phong chức Đồng Bình Chương sự tri Đà Giang, trấn Thượng Bạn, tước Quan Phục hầu là Nhập nội Tư không; các con của ông là Lộc, Khát, Bàn, Điểm đều được nhậm chức Đại tướng quân. Tháng 9 – Đinh Mùi 1427, Xa Khăm Xam chiêu dụ được Đèo Cát Hãn quy thuận nhà Lê.
Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua lập ra vương triều Hậu Lê. Xa Khăm Xam được mang quốc tính là Sa Khả Sâm.
Thế kỷ XVI – XVII miền Tây Bắc mang tên gọi tiếng Thái là Xíp Hốc Châu Tay (ꪎꪲꪚ ꪶꪬ꪿ꪀ ꪹꪊꪱ ꪼꪕ – Mười Sáu Châu Thái). Mường Muổi ở vị trí trung tâm thu hút 15 mường quy thuận triều đình. Thủ lĩnh châu mường này được triều đình gọi là Đại chi châu. Đại chi châu được phong tước lớn, chẳng hạn, Đại Tư mã, Tư Mã chính ngạch, Thiếu Bảo…
Thế kỷ XIII khu vực Mười Sáu Châu Thái bị các toán giặc cỏ là Phẻ, Pong, Nhuồn, Giảng tràn từ Vân Nam vào cướp Phá. Ở châu Mường La có thủ lĩnh Cầm Bun Phanh đã chỉ huy quân đánh đuổi giặc cỏ ra khỏi quê hương. Ông đã được vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng (1740 – 1786) phong tước Gia nghĩa Tướng quân chức Đại chi châu trông coi Mười Sáu Châu Thái.
Ở đồng bằng khi ấy có […] là Hoàng Công Chất khởi nghĩa chống lại triều đình Lê […] đã vận động vào vùng Tây Bắc, xây dựng căn cứ địa ở cánh đồng Mường Thanh. Tại đây ông đã được hai thủ lĩnh người Thái là Lò Ngải và Bạc Cầm Khanh giúp sức đánh đuổi giặc Phẻ, Pong thu phục Mường Thanh và 6 châu mường khác trong 16 châu Thái.
Cuối thể kỷ XIX, trước họa xâm lăng của thực dân Pháp, các châu mường Thái đã đứng về phái chủ chiến của triều đình nhà Nguyễn do Tôn Thất Thuyết chủ trương, hưởng ứng chiếu cần vương của vua Hàm Nghi. […] Nghĩa quân của các châu mường Thái đã tham gia và cùng làm nên hai trận chiến thắng ở Cầu Giấy và trận đánh phòng thủ Sơn Tây. Tiểu biểu trong thời kỳ này có các thủ lĩnh: Điêu Văn Toa (Phong Thổ – Mường Xo), Xa Văn Nọi (Mộc Châu – Mường Sang) và Cầm Văn Thanh (Mai Sơn – Mường Mụa).

Vào năm 1914 – 1916, người Thái cùng người Hoa ở Tây Bắc đã nổi dậy chống thực dân Pháp. Cuộc khởi nghĩa bị thực dân Pháp đàn áp, các thủ lĩnh Thái bị cách chức, đày biệt xứ và một số bị tử hình. Trong số đó có Cầm Văn Tứ, Lường Văn Hôm thụ án biệt xứ, bị giam giữ ở nhà lao Thái Nguyên rồi tiếp tục theo Lương Quang Ngọc và Đội Cấn khởi nghĩa năm 1917. Khi cuộc khởi nghĩa thất bại, các ông đều hi sinh cho xứ sở.
[Đặc biệt trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, cộng đồng người Thái cùng các dân tộc Tây Bắc đã giúp sức cho chiến dịch bằng cả vật chất và con người, chở che bộ đội cùng tạo nên chiến thắng lừng lẫy trấn động địa cầu.]
Theo bài Lược sử văn hóa tộc người – Văn hóa tộc người Thái | Nxb QĐND, 2016
Bài này được chúng tôi biên tập lại để độc giả tiện theo dõi theo từng phần và nội dung cần thiết.