Tạo Ngu Háu (ꪕ꫁ꪱꪫ ꪉꪴ ꪹꪬ꪿ꪱ) tên thật là Lò Lẹt -ꪩꪷ ꪵꪩꪒ (Ngu Háu – tiếng Thái: rắn Hổ Mang), Tạo đời thứ 13 tính từ Chúa Tạo Xuông. Ông sống vào khoảng đầu thế kỷ XIV, ứng vào khoảng đời vua Trần Minh Tông (1314 – 1329)của đại Việt (sách Quam Tô Mương ghi là vua Minh Hoàng) và vua Lào Luangprabang Phaphongcam.
Lò Lẹt là con thủ lĩnh đất Mường Muổi Tạo Chưng (ꪕ꫁ꪱꪫ ꪊꪳꪉ), mẹ là Cầm Hặc người Xá đất Mường Xo (Phong Thổ, Lai Châu). Theo Quam Tô Mương, Lò Lẹt sinh vào giờ số mệnh lớn, là người trời ban xuống, nàng Cầm Hặc sinh ra ông phải cúng lên trời mới nuôi được. Tạo Chưng mất, Lò Lẹt kế vị cha trị vì đất Mường Muổi, sau đó lấy tên Ngu Háu.
Tạo Ngu Háu xây dựng bản mường, mở trường lớp dậy học cho dân. Ông kết hôn với Nàng Cầm Pun – con gái của Thủ lĩnh Mường Lay – Lôm Lạnh. Sinh được 10 người con: Ún Nọi, Cọn Mường, Bun Pương, Nhốc Nhà Lừ, Xen Chiêng Đi, Tạo Piêng, Tạo Thán Phày, Tạo Tòng, Tạo May, Ta Cầm.
Thời đó, Tạo Ngu Háu thu phục hầu hết các mường xứ Thái, trở thành trung tâm. Phong cho Khắt Lư làm Pằn, Sà Lừ làm Pọng, Cầm Đăm Màn làm Ho Luông, Sưa Pák Na làm Ho Hé.
Mường Muổi lớn mạnh, Tạo Ngu Háu lại ỷ quân mình dũng, binh mình mạnh, cho Tạo Piềng và Tạo May xuống hai bên chân thác hạ lưu sông Đà thu sưu thuế. Vua Kinh Chính Hoàng mới cho quân đánh lên Mường Muổi. Tạo Ngu Háu phải chạy sang LuangPrabang. Vua Phaphongcam mới cho Tạo Ngu Háu ăn Mường Kíu (thuộc Lào).
Năm nọ, Mường Dôn – mường nhỏ thuộc Lào – không cống nạp. Vua Phaphongcam sai cho Mứn Luông, Mứn Cang (chức quan Lào xưa) đem 18 vạn quân đi đánh Mường Dôn. Mứn Luông, Mứn Cang thua trận. Vua bèn cho Tạo Ngu Háu dẫn quân đi đánh. Quân Tạo Ngu Háu dũng mãnh đuổi quân Mường Dôn đến Tận Nậm Hằm Chiềng Hung. Mường Dôn phải giao nộp vạn bạc, ngàn vàng xin hàng, xin được quy thuận Luangprabang như cũ. Sau đó, Mường Dôn cống nạp: 3000 ‘lạng’vàng, 330 trâu, 40 ngựa bầu.
Những năm sau đó, Mường Mẹt, Mường Pa lại không chịu cống nạp. Vua cho 3 vạn quân đi đánh nhưng thua, mới lại nhờ đến Tạo Ngu Háu đi đánh. Quân Tạo Ngu Háu thắng, Mường Mẹt, Mường Pa lại giao nộp nhiều ngựa, voi cùng hai nàng Thi Đi Nạt Kẻo Chuông Cầm, Thi Đi Nạt Kẻo Chuông Ngần, Tạo Ngu Háu đưa về làm con nuôi.
Phaphongcam qua đời, vua Phaiphipha lên thay. Vua mới lấy hai nàng Thi Đi Nạt Kẻo làm vợ. Tạo Ngu Háu đã có nhiều công chạng, nay lại là thông gia với nhà vua. Vua cho Tạo làm Xen Khoa. Tuy nhiên Tạo chối từ, xin quay về cai quản đất Mường Muổi như cũ. Vua mới cho Ải Ún (tức Ún Nọi – con cả của Tạo Ngu Háu) làm Xen Khoa.
Tạo Ngu Háu đón theo cháu nội là Cọn Mường về Mường Muổi, làm nhà ở Chiềng Ken, Chiềng Cang.
Về già Tạo về dựng nhà ở Đon Muôn (nay thuộc Xã Mường Sại, Quỳnh Nhai, Sơn La) giao cho Cọn Mường cai quản đất Mường Muổi.
Tạo Ngu Háu mất. Vua Phaiphipha chuẩn bị lễ vật mang tới Mường Muổi cúng vong linh Tạo Ngu Háu bao gồm: trâu đực trâu cái, nồi bốn tai, vải vóc thêu vàng thêu bạc, ngựa bờm đỏ. Lễ vật của vua lớn vậy là do Tạo Ngu Háu đã có công lao rất lớn từ trước nay.
Tuy vậy đất Mường Muổi không yên, khi Mứn Luông, Mứng Cang mang lễ vật cùng quân binh đến Mường Quài (Tuần Giáo, Điện Biên), Cọn Mường tưởng là quân binh Lào đến đánh mới bỏ chạy xuống với chúa dưới Kinh. Mứn Luông Mứn Cang lo việc cúng viếng linh hồn Tạo Ngu Háu yên rồi mới quay về Luangprabang, Mường Muổi giao cho Chọ Mường cai quản. Mứn Luông, Mứn Cang quay đi, Cọn Mường lại đem quan từ dưới xuôi tiến đánh, giết chết Chọ Mường. Mứn Luông, Mứn Cang mới quay lại đánh Cọn Mường. Giết được Cọn Mương mới cho Ta Cầm cai quản đất Mường Muổi, cắt thêm vùng đất hai bên bờ sông Mã vào đất Mường Muổi. Từ đó bản mường an vui.
Trích lược, dịch Quam Tô Mương – Bản Sơn La
Tra cứu: Xen Khoa, Mứn Luông, Mứng Cang;
Một tư liệu quý, nhưng có một chi tiết nhỏ cần kiểm tra lại. Từ những năm sáu mươi, nhà nghiên cứu Cầm Trọng đã tổ chức dịch “Quam Tô mương” và được phổ biến khá rộng rãi. Nhưng tại Hội nghị Thái học Việt Nam lần thứ nhất (1998) chính tác giả đã đính chính lại: Vua Kinh thời đó là Minh Hoàng (tức là Trần Minh Tông 1314 – 1329) chứ không phải Chính Hoàng. Vì ông đã nhầm chữ “m” thành chữ “ch”, hai chữ này gần giống nhau, chỉ khác nhau ở đuôi dài ngắn.
Cảm ơn bác đã quan tâm ạ. Bác đã nhắc cháu rồi mà cháu quên. Vì bài này cháu copy lại nhưng lại copy bài chưa chỉnh sửa.