Các nội dung chính
Bài viết này trích dẫn từ Tư liệu về lịch sử và xã hội dân tộc Thái do nhà xuất bản Khoa học và xã hội xuất bản năm 1977, tại trang 276 và trang 277.
Quy định giải quyết tranh chấp đất ruộng như sau:
- Nếu hai bên tranh chấp nhau thửa ruộng, luật sẽ giải quyết theo văn tự của thửa ruộng. Nếu không có văn tự, bên nào quen ăn thửa ruộng đó, đã được một đời không bỏ, thì cho bên đó tiếp tục ăn thửa ruộng như cũ.
- Nếu tháo nước ruộng của người khác (ꪚꪰꪀ ꪕ꫁ꪱꪉ ꪙꪱ: tháo chỗ nước chảy ở bờ ruộng) để ăn cắp nước, người phạt vạ phải phạt nộp một lạng bạc, kèm theo rượu, lợn và mất một đồng cân bạc, kèm theo rượu và gà cúng vía cho chủ ruộng.
- Nếu phạm tội tháo ống dẫn nước ở bờ ruộng người khác (ꪶꪛ꫁ꪀ ꪶꪮ꪿ꪉ ꪕ꫁ꪱꪉ ꪙꪱ: tháo ống dẫn nướ đặt qua bờ ruộng) để ăn cắp nước, người tháo nước phải phạt ba lạng bạc, kèm theo rượu, lợn và một cân đồng bạc, kèm theo rượu, gà để cúng vía cho chủ ruộng.
Ghi chú:
(1) Những con số la mã đặt tên đầu đề các khoản luật là do các nhà biên tập Tư liệu kể trên thêm vào để tiện theo dõi.
(2) Khác ở khu Tây Bắc Việt Nam, ở vùng Mai Châu (Hòa Bình) chế độ ruộng tư đã phát triển. Tính chất tư hữu thực còn hạn chế. Người chủ ruộng chỉ có quyền sở hữu trên miếng ruộng của mình một kho còn lại ở bản, làng. Nếu chủ ruộng đi nơi khác, quyền sở hữu ruộng đất mất theo. Nên ở đây, đã có một số trường hợp một số gia đình quý tộc và dân thường có ruộng tư nhưng trường hợp có văn tự thì còn hiếm. Bởi vậy, mới có câu nếu không có văn tự, bên nào quen ăn thửa ruộng đó, đã được một đời không bỏ, thì cho bên đó tiếp tục ăn thửa ruộng như cũ.