Tập tin: Táy Pú Xấc – Đường chinh chiến thời cha ông.

Táy Pú Xấc là một tác phẩm cổ viết từ đầu thế kỷ thứ XI ở thời Lạng-Chượng đi mở mang xây dựng Bản Mường. Tài liệu do ông Nguyễn Văn Hòa (Trung tâm vì sự phát triển bền vững miền núi csdm.com) biên tập. Xin trích nguyên văn lời giới thiệu:
” “Táy Pú xấc” dịch ĐƯỜNG CHINH CHIẾN THỜI ÔNG CHA là một tác phẩm cổ viết từ đầu thế kỷ thứ XI ở thời Lạng-Chượng đi mở mang xây dựng Bản Mường vùng Tây-Bắc nước ta.                    Sách này viết sau “Quam-Tô-Mương” KỂ CHUYỆN BẢN MƯỜNG  nên không nói kỹ đến các đời ông, cha, anh của LạngChượng. Ở thế kỷ thứ X các đời trước thời Tạo-Ngân, Tạo-Xuông dẫn dân Thái di cư từ Mường-Ôm (Tùng-Lăng), Mường-Ai1 (1) (Hoàng-Nham)  sang đầu sông Thao, qua vùng Tam-Đảo, lại men theo sông xuống đến cửa sông Đà chảy vào sông Hồng rồi trở lên khai phá đất rừng hoang lập thành Mường-Lò và tới đời Tạo-Lò đều yên ổn, chưa có tranh chấp đất đai đánh giết nhau ác liệt.
Sau khi Mường-Lò ổn định, đầu thế kỷ thứ XI, Lạng-Chượng tổ chức di dân đi mở mang vùng Tây-Bắc rộng lớn , luôn phải hy sinh đổ máu mới chiếm được từng vùng đất. Người Thái lập Bản Mường và bảo vệ vùng đất mình ở thật gian nan, phải chống lại giặc ngoại xâm liên tục. Ngoài đó ra, các thủ lĩnh từng vùng có mâu thuẫn, tranh giành quyền lực cũng đánh giết nhau.
Khi viết tập sách “Táy Pú-Xấc” Lạng-Chượng đã truyền lại cho các thế hệ mai sau phải viết tiếp theo, giao cho lớp “ ông-Mo” viết thành sách cúng.
Sách này dùng để cúng Mường gọi “Xên-Cha”nói đầy đủ là “Xên Pang cha đáp” cúng hồn người ngã xuống vì chinh chiến. Các vị thủ lĩnh Mường phải nhớ công lao, sự hy sinh thân mình của các vị tiền bối đã đổ máu lập được Bản Mường ta tồn tại và phát triển đến ngày nay.
Tập sách kể lại đời các thủ lĩnh Mường thành biên niên sử nhưng lời lẽ cúng hồn tử sĩ là chủ yếu nên viết theo văn cúng tế. Sách không kể chuyện tỷ mỉ từng việc sẩy ra mà gộp chung, có nhiều địa danh thay đổi nay không còn biết đến. Sách có nhiều tập viết tại nhiều Mường nhưng đến nay đều đã bị mất đi cả vì chiến tranh ác liệt kéo dài, chúng tôi chỉ sưu tầm được quyển Táy-Pú-Xấc này của ba châu Mường-Muổi, Mường-La và Mường-Muạk nên viết kể về ba Mường này kỹ hơn, các Mường khác nói đến chỉ là liên quan, kể cả nói đến vùng người Thái ngành Trắng. Tập sách viết đến thế kỷ thứ XIX đời vua Thành-Thái lên ngôi năm 1889 thì dừng  nhưng sách Quam-Tô-Mương đã viết đến cách mạng tháng Tám năm 1945 mới ngừng, chúng tôi thấy cần được liên tục nên đã viết tiếp sang đến tháng Tám giữa thế kỷ thứ XX vùng Tây-Bắc cũng như cả nước ta mới hết chể độ phong kiến chuyển đất nước Việt-Nam sang chế độ Dân chủ, Cộng hòa .
Chuyện “ Táy Pú Xấc” của người Thái vùng Tây-Bắc nước ta cũng đã được kể ra nước ngoài, có lần Giáo sư Hoàng gia Thái-Lan bà Prakong thấy ưng ý muốn nghiên cứu sâu, đã có lời mời Nhà Thái học Cầm-Trọng đem nguyên bản chữ Thái ở Việt-Nam sang BăngKok phổ biến và dịch giảng tác phẩm này nhưng chưa kịp thực hiện thì ông CầmTrọng bị ốm và đã qua đời ngày 10-12-2007.

Chúng tôi xin giới thiệu cùng bạn đọc.”

Nguyên tác Nguyễn Văn Hòa.

Táy-Pú-Xấc

 

.

Facebook Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *