Giải nghĩa từ cổ: Khun – Người đứng đầu

Là một chức vụ của thủ lĩnh (chúa) cai quản dân một vùng đất rộng bằng tương đương một vài huyện, một tỉnh, một khu trở lên của người Thái trước đây. Theo các tài liệu cổ thì Khun được dùng từ trước thế kỷ thứ X. Bó Dôm xưng khun tại Bản Na Nọi, Mường Thanh (tỉnh Điện Biên bây giờ) gọi là: Khun Bó Dôm. Con trai cả của Khun Bó Dôm đi cai quản Mường Xoa (sau là nơi vua Lào đóng đô, Luổng Phạ Bang) vào thế kỷ thứ X xưng danh Khun Lo.

Khun là chức tước một người đứng đầu, thủ lĩnh – Ảnh tượng trưng

Trong xã hội Thái xưa, con Khun lại làm Khun, nên ngay từ khi sinh ra, 7 người con trai của Khun Bó Dôm đều được gọi là Khun từ nhỏ, gồm có: Khun Lo; Khun Lạn, khi trưởng thành đi làm thủ lĩnh mường Tung Hoang (nay thuộc đất tỉnh Vân Nam, Trung Quốc); Khun Chúc Xon, Khun Khăm Phương, Khun In, Khun Chét Chương, Khun Chét Chang đều đi làm thủ lĩnh ở các vùng đất dân tộc Thái sinh sống.

Vào cuối thế kỷ thứ XI đầu thế kỷ XII, thủ lĩnh Lạng Chượng vùng Tây Bắc sinh con trai tại Bản Pe đăt tên là Khun Pe, khi con lớn lên đã trao quền cho con cai quản vùng Mường Thanh (Điện Biên).

Cả người Thái Việt Nam và người Lào đều dùng Khun với nghĩa như nhau. Từ thế kỷ thứ XIV về sau không gọi thủ lĩnh là Khun nữa, mà gọi phổ biến là Phìa Án Nha. Tiếng Thái Lan Việt Nam hiện nay vẫn dùng là Khun, nhưng không phải để gọi người có chức quyền cao, mà thành tiếng gọi xưng hô thông thường, như anh nọ, anh kia.

Facebook Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *