
- Án Nha ( ꪮ꪿ꪱꪙ ꪑꪱ/ꪠꪱ ꪑꪱ): Chức chúa đất Thái cai quản một Mường Lớn, đứng đầu một châu. Những án nha lớn được gọi là án nha luông thường cai quản trực tiếp khu vực mình ở và còn được những mường lớn xung quanh thuần phục. Ví dụ Ta Ngần hay Bun Phanh thường được coi là những án nha luông. Đôi khi các chúa đất Mường Muổi, Mường La, Mường Lay cũng tự nhận mình là án nha luông. Ở Mai Châu Hòa Bình, chức an nha có khi chỉ trông coi một mường tương ứng với một xã hay một pọng. Vì ở đây không có chức Phìa.[…]
- Chảu (ꪹꪊ꫁ꪱ): giai cấp quý tộc ngược với pay là giai cấp nông dân. Chảu thường bao gồm những phủ luông tức các ông lớn như: Phìa, Tạo, các chức dịch cao cấp, họ hàng thân thích nhà chúa. Dân pay là cơ sở của xã hội Thái “pay báu pọm dệt bản báu pền” – ꪼꪝ꪿ ꪹꪚ꪿ꪱ ꪝ꫁ꪮꪣ ꪹꪥꪸꪒ ꪚ꫁ꪱꪙ ꪹꪚ꪿ꪱ ꪹꪜꪸꪙ: dân không đồng lòng lập bản không xong.
- Chính chu: chúa đất đứng đầu một châu, một mường lớn. Ở Tây Bắc chức này thường được gọi là Án nha. Còn phìa chính châu lại chỉ coi một mường chính trong châu và thường do con cả của chúa đất án nha đảm nhiệm. Một khi án nha chết, phìa chính châu là con cả lên thay.
- Chu: ꪊꪴ châu, hàng chu: hàng châu; tạo chu ꪕ꫁ꪱꪫ ꪊꪴ chúa đất đứng đầu một châu.
- Chúa: người đứng đầu một mường. Chúa đất (ꪹꪊ꫁ꪱ ꪒꪲꪙ) có thể là án nha, là phìa, là tạo, là người thuộc dòng họ quý tộc trong vùng tự cho mình hay thay mặt cho trời đất, cho vua chúa cai trị dân, nắm toàn quyền về các mặt kinh tế, chính trị, tôn giáo, quân sự. Khi đại diện về mặt thân quyền, chúa mang chức chảu xửa hay chảu hua.
- Chưởng: ꪹꪊ꫁ꪉ chức vị phong cho một người nào đó tỏ ra có chút hiểu biết hay làm ăn khá giả ở nông thôn Thái, giống như chức nhiêu ở dưới xuôi.
- Cốc mường: ꪶꪀ꪿ꪀ ꪹꪣꪉ là người đứng đầu một mường, làm gốc cho cả mường, người đứng ra nhận một đầu mường ꪬꪺ ꪹꪣꪉ với trên.[…]
- Hua Mường: ꪬꪺ ꪹꪣꪉ đầu mường: Trong một châu, chúa đất đứng ra nhận với triều đình, cai quản toàn châu để được hưởng các quyền về ruộng đất, tài sản công cộng… đồng thời chịu gánh vác mọi nghĩa vụ với triều đình, trong thời bình thì cống nạp, phu phen, thuế má; khi có chiến tranh thì nộp quân, lương, binh dịch.[…]
- Hé: Người cai quản số dân hàng mường đến làm phiên hầu hạ nhà chúa. Hé có thể là người nhà quan, có thể cử ngay trong số dân làm phiên. Ví dụ ở Mai Châu, dân ở chiềng đến làm phiên được cử ra làm hé để coi số dân ở pọng đền cùng làm. Ở Tây Bắc chức này do một người nhà quan đảm nhiệm gọi là ho hé. (xem thêm treo nhau ra ngoài).
- Ho Luông: Chức dịch đứng thứ 3 trong hàng bô lão, trông nom một xổng . Xem thêm: xen (pằn).
- Khun cuông: Chức trông nom các bản thin, bản cuông. Có nơi gọi là quan cuông.
- Lam: 1. Người được chúa đất các mường lớn cử ra đại diện cho chúa nhận lễ vật ở các mường, các vùng phụ thuộc đến cống nạp. Người làm lam thường là các bô lão, chức dịch của mường lớn như xen (pằn), pọng, ho luông, pọng cang v.v.. Họ thường vẫn ở mường của mình. Các chúa đất, các tù trưởng chịu quy phục phải tới nhà người được làm lam dâng lễ vật và xin ý kiến để giải quyết những việc xảy ra trong mường mình. Người lam mới trình chúa. Ngoài ra, người làm lam có nhiệm vụ tiếp khách nơi mình phụ trách và đi kinh lý khi cần thiết. Tất nhiên, người này được hưởng một số quyền lợi nhất định như được dân mường mình làm lam phục dịch, biếu xén, được hưởng một số ruộng, v.v.. Người đại diện chúa đất các vùng Mèo cư trú cũng được gọi là lam.
2. Lam pọng người đại diện cho chúa đất với dân cày của mình (pọng) gọi là Lam pọng. Chức này về sau thực tế chỉ là người truyền đạt ý kiến của chúa đất xuống các xổng, các bản dân. - Lạn căm: Các chúa đất đã khuất có giữ chức đầu mường lớn một thời gian được ghi trong các sách cúng tế của mường để được mời về dự các buổi cúng tế hàng mường cùng với tinh thần tâm linh, ma quỷ. Trong miếu vạn thần, lạn căm được xếp sau hàng các Then trên trời.
- Mo: Chức dịch đứng đầu trong hàng tứ xên tức là đứng đầu bộ phận phụ trách về lễ nghi một mường. Ông thường là dòng dõi một dòng họ thế tập làm mo, hiểu biết các nghi thức cúng bái, thuộc các bài khấn, nhớ rất kỹ phong tục tập quán, lệ luật bản mường. Ông là người ghi chép sử sách, giỏi về văn học nghệ thuật lại thông thạo việc đối đáp ngoại giao với các địa phương khác.. Nên ông được xã hội cũ rất coi trọng.
- Mứn (mứng luông, mứn cang, chá mứn): Một chức lớn trong bộ máy hành chính của người Lào. Mứn luông là chức to hơn mứn cang và chá mứn.
- Nha lính: Lính nhà quan.
- Phạ chảu: Hay còn được gọi là phạ. Chức này để gọi tên chúa đất hay vua Lào.
- Phìa: 1. Chức chúa đứng đầu một mường trong phạm vi một mường lớn thuộc dòng họ quý tộc. Ví dụ, phìa Mường Sại (ꪹꪣꪉ ꪏ꫁ꪱꪥ), Mường Lầm (ꪹꪣꪉ ꪩꪾ) v.v.. Ở Lào từ phìa thường gặp đứng trước tên các vị vua chúa, ví dụ phìa Souvana Khăm Phong, Phia Phạ Ngùm. Ở Tây Bắc Việt Nam, được gọi là chảu phén đìn hay chảu phén căm; chức chúa đất coi một mường lớn tương ứng với một châu là án nha.
- Phìa chánh trong châu: Hay còn được gọi là phìa chính châu hay phìa lý. Là phìa trông nom mường chính trong một mường lớn. Ví dụ phìa Chiềng An ở Mường La. Phìa Mường Muổi ở Mường Muổi. Phìa này thường là con cả của án nha, sau sẽ kế thừa án nha đề làm chúa đất mường lớn. Đôi khi các phìa khác do là dòng dõi nhà chúa, nhân dân cũng gọi là phìa chính nhưng không có hai chữ trong châu như khi cai quản ở mường chính.
- Phốn Luông: Chức quan võ của các chúa Lào.
- Pọng, pọng cang: chức dịch đứng thứ hai trong hàng bô lão, trộng nom một xổng. Xem thêm: xen.
- Quam cuông: Chức dịch cao cấp đứng hàng thứ 4, thứ 5 trông coi một xổng. Có nơi gọi là pụa. Ở Mường Muổi, pụa chỉ được coi là chức dịch hạng hai thôi. Xem thêm khun cuông.
- Quảng: Chức vị phong cho một người nào đó tỏ ra có một chút hiểu biết hay làm ăn khá giả ở nông thôn Thái, giống như chức chiêu ở dưới xuôi.
Ở Mường Lay, quảng là chức kỳ mục như xen, pằn, pọng,.. ở miền Thái Đen. Ở đông bắc, Quằng hay quẳng là từ để chỉ tàn lớp quý tộc Tày giống như phìa tạo ở Tây Bắc. - Tạo: tên gọi có tính chất tôn kính với toàn thể con trai dòng họ quý tộc Thái. Có nơi chỉ là tên gọi riêng con trai dòng họ quý tộc đương chức đứng đầu một mường, một bản.
Từ tạo đi đôi với từ phìa (tạo phìa) dùng để chỉ toàn bộ đẳng cấp quý tộc Thái ở vùng Tây Bắc Việt Nam.
Tạo păn nà hay tạo tăn nà là tạo không có chức, chỉ được hưởng ruộng nà bớt.
Tạo pay: Tạo đã mất dân hay tạo đã trở thành dân chỉ còn hư danh là dòng dõi nhà quý tộc thôi.
Tạo lúng, tạo ta: chúa đất bên họ lúng ta của mình. - Xen: Chức dịch cao cấp đứng hàng bô lão, trông nom một xổng lớn. Ở Mường Muổi chức này được gọi là xen. Ở nơi khác gọi là pằn.
Bốn chức đầu trong hàng bô lão thường trông nom bốn xổng của một mường lúc đầu chỉ do các họ dân đảm nhiệm. Người dòng họ quý tộc không được làm. Bốn chức đầu này với chức mo, được hưởng quyền lợi có khi nhiều hơn chức phìa lý và thậm chí cả thông lại, thư lại. […] - Xen khoa: Chức lớn nhất trong hàng bô lão tức là chúc dịch cao cấp nhất của chúa Lào. Chú ý, trong hàng bô lão họ thành hội đồng chức dịch giúp chúa đất Thái ở Mường Muổi là đứng đầu là xen. Nên ở đây có sự vay mượn giữa hai hệ thống tổ chức bộ máy cai trị Thái và Lào. Xen khao, chá mứn ở Lào tương ứng với xen, pọng, ho luông, pọng cang ở Mường Muổi và các mường ở Sơn La
Theo Tư liệu về lịch sử và xã hội dân tộc Thái, xuất bản năm 1977.
Nhà xuất bản Khoa học và Xã hội
Facebook Comments