HUYỀN THOẠI MƯỜNG THEN | Phần II – Mường Đàn Ông và Mường Đàn Bà

Thuở ấy, Then bắt đàn ông, đàn bà sống biệt lập và dần dà tạo lập thành 2 mường. Trong tiếng Việt, chữ mường ở đây nên hiểu theo nghĩa thế giới huyền thoại. Mường đàn ông ở nơi Nặm Núa chảy nhập vào Nặm U. Ngày nay mang địa danh Xốp Hao thuộc miền Bắc nước Lào. Nặm U tiếp tục đổ vào Nặm Khong tại Pak U thuộc Luông Phabăng cố đô nước Lào. Mường đàn bà bao gồm vùng núi thượng nguồn Nặm Rôm và vùng đồng bằng lòng chảo thung lũng rộng lớn, nơi có hồ U Va và Nặm Rôm chảy nhập thành Nặm Núa tại địa diêm Pák Nặm.

MƯỜNG ĐÀN ÔNG

Thời buổi hoang sơ, loài người sinh ra chưa có ruộng, nương, trần truồng một bầy kiếm ăn trong hoang dã. Theo nếp xưa, đàn ông vẫn tiếp tục lột xác, trẻ mãi, không già, không chết. Họ chỉ chết khi bị ốm đau, bệnh tật hoặc tai nạn rủi ro như : chết đuối, bị thú dữ bắt thịt… Họ không mang tên ông góa nữa mà được gọi chung là Lạng Ải Lạng Nhi. Lạng nghĩa là tướng hùng, Ải là lớn và Nhi là hổ – tướng lớn hùm hùng.

Hồi ấy, các Lạng Ải Lạng Nhi đã sử dụng những chóp chế tác từ viên đá cuội lượm được ở sông, suối. Chóp có loại dùng để chặt cây, phát bụi rậm, có loại dùng để đào bới đất, có loại dùng để săn đuổi diệt muông thú, cắt xẻ thịt, cá… Người đời nay đi rừng qua núi, nhất là vào các hang động, mái đá ở ven sông, ven suối khắp mọi nơi mọi chốn cũng thường nhặt được những chóp đá đó. Song, chẳng ai chịu khó kiên nhẫn nghe kể để hiểu tường tận một cách có hệ thống các chuyện kể huyền thoại Mường Then, đặng biết chính xác chủ nhân chế tác các chóp đá chính là Lạng Ải Lạng Nhi. Cho nên người ta đã đặt cho chóp một tên riêng đầy bí hiểm là Gia Mom hay Gia Bôm Gia Bai.

Đây là tên một nữ quái trong thần thoại Thái. Tương truyền, mụ quỷ này, xưa sống trong hang động. ( Hiện nay, ở Mường Muổi huyện Thuận Châu còn có hang mang tên mụ. Mụ có thân hình lùn, béo phục phịch. Lưỡi mu to, dài như quả núc nác. Mắt to như quả xổ. Mũi lớn, đỏ, tròn vo như quả vả. Đôi vú mụ dài lê thê, đi đâu quệt rê trên mặt đất như lợn sề. Trong các loài ma quỷ ác tà sống trên mặt đất, mụ có uy danh bậc nhất. Loài ma nào lôi thôi có thể bị mụ giết, lôi vào hang ăn thịt. Bởi vậy, hễ thấy mụ ở đâu là ma quỷ lập tức lẩn tránh, xa chạy cao bay. Vũ khí lợi hại của mẹ là “chiếc gậy thần chỉ đường gốc, đàng ngọn”. Khi cần thiết, mụ vung gậy chỉ đường gốc thì đối phương chết. Ngược lại, mụ dùng đàng ngọn chỉ, đối phương sống. Thường ngày mụ vẫn dùng “gậy thần” để săn bắt thú hoang dã. Đầu tiên, mụ dùng đường gốc chỉ để con thú chết rồi lôi vào hang. Sau đó, mụ dùng đằng ngọn chỉ, con thú sống lại, mụ đùa nghịch chán rồi mới ăn thịt.

Với người, trẻ em nữ hoặc đàn bà chửa là món ăn ngon lành nhất của mụ. Mụ thuộc loại dâm dật bậc nhất nên thường dụ dỗ trẻ em nam vào nuôi trong hang để khi lớn lên bắt làm “chồng bé”.

Là ma quỷ, nên ban đêm của người là ban ngày của mụ. Một hôm, mụ đương ngủ trưa ngon giấc, bọn muỗi rừng bay chui vào lỗ mũi mụ trú chờ đêm dậy bay đi hút máu người và động vật. Chẳng ngờ cóc thấy muỗi, thèm quá cóc cũng chui vào đó mà đớp muỗi. Thời xưa, loài cóc cũng có chân dài, nhảy cao và xa như ếch, nhái. Song lần này chui vào mũi, Gia Mom ngứa ngáy, hắt hơi làm cóc bật tung ra và đập vào vách núi, ngã xuống khiến đôi chân rút ngắn lại. Bực mình, cóc nhảy lọc cọc lên kiện Then. Then nghe, nổi cơn cáu gắt. Cái bực của Then to bằng con trâu, cái uất của Then to bằng con voi, trái núi. Then bèn sai cày bay (lam pọng) bay xuống các hang động ở trần gian triệu bọn Gia Bôm Gia Bai về trời.

Từ chuyện đó, đồ đá do Lạng Ải Lạng Nhi chế tác thành công cụ lao động được gắn tên Chóp Gia Mom đã trở thành “bùa hộ mệnh”. Người đời sử dụng để cản bọn ma quỷ ác tà.

Làm được chóp đá, Lạng Ải Lạng Nhi đã sống bằng săn đuổi thú rừng. Bắt được hươu, nai, hổ, báo… Lạng Ải Lạng Nhi ăn “lạp” ăn “xa”. Bây đàn ông nhờ chóp mà có công cụ chặt cây làm “chặng”, làm (li), chài, giăng lưới ở các khúc sông, khúc suối nơi cá tụ. Bắt được con chiên, con bống Lạng Ải Lạng Nhi đem về làm gỏi để ăn.

Thế rồi năm tháng trôi qua. Tự nhiên Then trên trời thấy nóng tại gai mắt, bứt rứt vô cớ, ăn không ngon, ngủ không yên và luôn luôn tự hỏi mà vẫn không sao giải đáp nổi. Then bèn sai cày bay xuống Mường Then thị sát, xem ở dưới ấy có chuyện gì mà khiến lòng dạ Then chẳng yên. Theo lệnh, cày bay đi từ Mường Đàn Ông sang Mường Đàn Bà. Hắn ta thấy các Lạng đi Lạng Nhi đang lột xác để hóa trẻ, không già, không chết. Ngược lại, đàn bà thì đẻ trứng để trứng lại nở ra chính họ. Và các bà đã phải tuân thủ con đường trời đặt: “sinh, lão, bệnh, tử”. Cây bay biết có hiện tượng ngược đời ấy ở Mường Then bèn nghĩ rằng, chắc vào thời điểm tạo lập trần gian ấy, Then vội vội vàng vàng mà quên khuấy mất rồi(!). Song khi bay về trời, cày bay lại không dám nói thật vì e Then nổi cơn thịnh nộ nên đành thốt câu ẫm ờ:.

– Đàn ông lột xác, đàn bà sinh nở!
– Nhà ngươi nói gì, nói cho rõ ràng ta nghe! – Then phán.
– Dạ… dạ! Đàn ông… đàn bà… ạ. Dạ!
– Thôi ta chẳng cần nghe nhà ngươi nữa ! – Then quát.

Đến tối, Then vào buồng của vợ thứ 100 của mình là nàng Ưới Tươi Chăng. Trong ân ái say sưa, Then cực nhớ mình quên. Hôm sau, Then cho triệu tập cày bay, cóc, ếch, nhái đến trao việc xuống Mường Then:

– Các người hãy xuống Mường Đàn Ông loan báo lại: Từ rầy trở đi ta cho “rắn già rắn lột, người bạc đầu người chết” (ngu thảu ngu lo, côn hóe côn tai ).

Như ta biết, cày bay thuộc loài lấy đêm của người làm ngày và lấy ngày làm đêm. Đêm khuya về, thừa lệnh Then cày bay mới cất tiếng kêu:

Báng ngo! báng ngo!
Rắn già, rắn lột xác
Người đầu bạc, phải chết
Bảng ngo! Báng ngo!

Trong giấc ngủ say sưa, tuyệt đại bộ phận, nhất là tuổi trẻ ngủ kỹ đâu có nghe thấy. Người nghe được thường rơi vào tuổi cao nên chập chờn câu được cầu chăng mà loáng thoáng có một khúc cuối… “Người đầu bạc, người chết”. Chẳng những thế, thảng hoặc có người chẳng kể già hay trẻ lại nghe tưởng cày bay kêu đúng tên mình(!). Khúc dạo ấy dần dà biến vào tâm linh thể hiện thành một trong những cách giải thích lễ tục “ăn cơm mới đầu năm” (kin khảu máu) của người Thái. Trong lễ này, mọi người nhất là trẻ em và người già phải được ăn đủ các loại xối mầu trắng, tím, đen (khảu cắm, đăm, xanh), ăn cá sông cá suối và ăn thịt thú săn bắt ở rừng. Phòng khi nghe cày bay kêu, người ta còn thẩm tự trả lời :

Đi báng ơi! Báng ơi!
Đừng gọi ta báng nhé!
Năm nay ta được mùa Then cho
Thức gì cũng được ăn
Nào tôi tím, đen, đỏ
Nào loài sống dưới nước như cá
Nào loài sống trên cạn như chuột trũi, tê tê.

Mình được ăn đầy đủ của trời cho cũng có nghĩa đã tạ ơn Then bằng lễ lạt. Cày bay quan chá báo lên, Then khỏi đời mình lên trời. Trong nếp suy nghĩ mang tính tâm linh, người ta còn cho rằng, ai muốn biết đích xác Then gọi đến tên qua tiếng kêu của con cày bay thì hãy ngồi vào nong sảy gạo đặt gần bếp nấu ăn. Biết vậy, ai dám, ngộ nhỡ Then gọi đúng mình thì thôi rồi! Thật đáng sợ!

Không như cày bay, Then biết rất rõ, muốn sai lũ cóc, ếch, nhái thông báo lệnh của mình thì phải có mưa to. Đoạn rồi chỉ trời cho “đóng nắm cửa nắng, mở tám cửa mưa” trút nước xuống Mường Đàn Ông. Quả nhiên, loài cóc, ếch nhái thi nhau réo: “rắn già rắn lột, người đầu bạc người chết:” suốt ngày, suốt đêm, âm vang cả cõi đất, cõi trời. Lạng Ải Lạng Nhi nghe sốt ruột, vội vàng đi bắt ếch, nhái về nướng ăn. Họ định giết cả cóc, nhưng Then đã tẩm thuốc độc vào da cóc nên người chẳng làm gì được đành bỏ mặc chúng kêu.

Từ đó, đàn ông chẳng thể nào lột xác để trẻ mãi không già, không chết. Trải qua năm tháng, các Lạng Ải Lạng Nhi dần dần trở về già và chết, Mường Đàn Ông cũng dần dần vắng bóng người. Cuối cùng vào năm đó, chỉ còn một chàng trai mang tên Én Trắng. Lúc Then cắt đường “sống không biết chết”, Én Trắng mới lột xác, thân còn mềm như cua bay. Giờ Én Trắng dang tuổi trẻ trung.

Én Trắng cắp nỏ, đeo ống tên lang thang kiếm ăn khắp núi rừng. Chàng đến một gốc trò cổ thụ, ngược mắt nhìn lên, thấy có một con chim phượng hoàng đang ấp trứng trong hốc cây đó. Chàng giường nỏ, lắp tên định bắn, phượng hoàng xòe đôi cánh, cất tiếng:

– Xin Én Trắng đừng bắn thiếp. Thiếp chết, chàng được bữa no, nhưng trứng bỏ đây ai ấp cho. Họa may, trời sưởi ấm, trứng tự nở, nhưng ai sẽ nuôi con của thiếp. Xin chàng hãy tha chết cho thiếp được nương nhờ.

Nghe những lời van xin nhẹ nhàng ấy, dễ thương và ngạc nhiên làm sao ! Én Trắng đành bỏ cánh nỏ, tuốt tên bỏ vào ống thôi, không bắn phượng hoàng nữa:

-Giờ phượng hoàng bảo mình làm gì nào? – Én Trắng hỏi.
– Chắc giờ đây Én Trắng đang đói? – Phượng hoàng hỡi.
– Ừ ! Mình đói lắm phượng hoàng ơi!

Phượng hoàng lập tức bay xuống bảo Én Trắng hãy há miệng. Sau đó nàng đưa mỏ to của mình ghé vào miệng Én Trắng và nhả viên ngọc quý Then ban. Chàng trai ấy hóa thành “con kiến đỏ” để nàng phượng hoàng khẽ quặp đưa vào au cánh rồi bay lên không trung, tạm bỏ ổ trứng một trăm quả của mình trong hốc. Nàng đã đến gặp Then Chăng ngự trong nếp nhà sàn to dựng trên núi Pha Bốn Pha Chăng Mường Trời. Then Chăng trừng đôi mắt nhìn. Lát sau, phượng hoàng bỗng hóa thành thiếu phụ nhan sắc tuyệt trần, hoàn hảo. Còn con kiến đỏ ấy cũng hóa thành chàng trai tuấn tú. Then Chăng bảo hai người sang nhà Then Bun “thắp nến se duyên”. Hai người tuân theo lệnh và trở thành đôi bạn đời. Chẳng ngờ, ngày nay, sự việc của phượng hoàng và Én Trắng thủa ấy đã biến thành tục Then Chăng Then Bun đa chơng đa nen (Then Chăng Then Bun bày đặt duyên phận), trong đó có nghi thức “thắp nến se duyên”. Khi hai người trở lại, Then Chăng tiếp tục trừng mắt và đôi bạn đời kia đã biến thành đôi chim phượng hoàng bay về thay nhau ấp một trăm quả trứng trên ổ ở hốc cây cổ thụ.

Sau ba năm, ba tháng, ba ngày, năm mươi quả trứng đã nở thành năm mươi con trai, con năm mươi quả trứng khác vẫn nở thành loài chim phượng hoàng. Đôi chim phượng hoàng đã cùng nhau nuôi năm mươi con trai bằng những thức ăn lấy từ Then Chăng, Then Bun. Những đứa con của họ mau lớn và trở thành nòng cốt trong việc tạo lập lại Mường Đàn Ông trong huyền thoại Mường Then. Từ đó, loài chim phượng hoàng được họ tôn thành biểu tượng tổ sư sinh ra giới mày râu, bà Mường Đàn Ông là của bầy người thuộc giống nòi phượng hoàng, còn chim én đã trở thành biểu tượng khoang ngả ngọc xương me én (linh hồn của dương vật).

MƯỜNG ĐÀN BÀ

Từ ngày Then sắp đặt lại Mường Then, bầy người đàn bà ấy chẳng còn thấy bóng dáng người khác giới mình. Lâu rồi họ cũng chẳng còn nhớ thân hình trần trụi và mùi vị đàn ông như thế nào. Thế rồi, họ vẫn phải sống và hợp nhau thành bầy đàn và tạo lập mường riêng cho mình.

Thủa ấy, bầy đàn bà sống trên địa bàn vùng đồng bằng lòng chảo, không năm nào họ thoát cảnh phải chạy lên núi để tránh ngày tháng ngập lụt. Cuộc sống của họ thật khó khăn. Thoạt đầu, họ cũng chẳng hiểu vì sao hễ cứ mưa xuống nước lại dâng lên ngập úng, biến vùng lòng chảo thành hồ nước rộng lớn mênh mông. Sau lần lữa mãi, họ cũng tìm ra được nguyên do. Đó là vì ở địa điểm cuối cùng của vùng đồng bằng thung lũng, nơi tiếp giáp với núi non trùng điệp ấy có cửa thoát nước sông Rôm, sông Núa quá hẹp và bó thành đường ống ngầm ngoằn ngoèo. Khi trời mưa trút xuống Mường Then, kéo dài vài tháng, nước hai con sông dâng lên, cửa thoát không kịp tiêu, do đó vùng lòng chảo biến thành hồ chứa. Biết vậy, họ cũng chẳng thể nào dùng sức phá núi, mở thật rộng, thật to cửa thoát nước. Để làm được việc đó, sức đàn ông cũng phải bó tay, nói gì sức đàn bà (!).

Vào thời điểm đó, Mường Đàn Bà có một thanh nữ ở vào độ tuổi mười tám đôi mươi tên là Khính. Khính rất xinh đẹp, thân hình vạm vỡ và vô cùng khỏe mạnh. Mặc cho nước ngập cả vùng lòng chảo, sóng cả cuồn cuộn dâng, Khính vẫn có thể bơi lội cả ngày lẫn đêm. Gặp lúc đói, Khính bắt tôm tép, côn trùng và ngắt rau cỏ ăn. No rồi, Khính lại tiếp tục lặn bơi làm bạn với các loài chuyên sống ở nước. Trong số các loài ấy, Khính đã kết thân với cá mang tên Mạm, Chát. Đây là giống cá chỉ sống ở đầu nguồn – nơi có nước trong suốt, chảy xiết và lắm thác ghềnh. Hàng năm khi cơn mưa đầu mùa đổ xuống, Khính thấy cá Mọm, cá Chát và cá Vá kéo nhau hàng trăm hàng ngàn con đực, cái quấn quýt vờn nhau vật đẻ trứng. Cảnh sống của bạn thật hạnh phúc, vui tươi, ngược lại, cảnh đàn bà Mường Then mình thì thật quá éo le làm sao. Tuy quần tụ thành bầy đàn hàng chục hàng trăm người, song đến khi phải chửa đẻ thì chỉ một mình sổ trứng xuống nước. Chẳng biết đàn ông ở đâu mà thời gian sau tự nhiên lại thấy hài nhi nữ nổi lên. Cũng chẳng biết đích xác đó có phải con mình không, cứ thế theo thiên chức của giới, họ vớt về cho bú sữa, nuôi bằng những thức ăn lượm trong thiên nhiên, mớm cá và tắm nước hồ – Va. Trẻ em nữ có linh hồn và lớn thành người, thay mình tiếp tục làm mẹ. Khính cảm thấy buồn, một nỗi buồn của người đàn bà cô quạnh, hoang sơ. Một hôm, nàng ngỏ lời tâm sự cùng bạn cá Mọm, cá Chát. Hiểu thấu ý của bạn khác loài, Mom, Chát bàn nhau giúp Khính:

– Khính ơi! Khính có thể bơi lặn theo bọn mình xuống sâu dưới lòng nước rồi chui vào cửa hàng được không? – Mom, Chát hỏi.
– Không được, mình mà làm theo các bạn có như thế thì ngạt thở chết mất – Khính đáp.
– Chẳng sao! Khính ạ, chỉ cần bạn nín thở trong giây phút, thoát vào cửa hàng là tới chỗ quang đãng tha hồ thở ấy mà. Đừng ngại! – Mộm, Chát nói.
– Để làm gì?
– Để làm gì rồi sẽ biết. Mong Khính hãy tin bọn bọn mình không lừa bạn đâu mà lo. Vả lại, nếu có ngạt thở thì Khính hãy tự bứt khỏi bọn mình mà ngoi lên mặt nước ngay, sợ gì?

Nghe lời bạn, Khính đành liều lặn bơi theo Mom, Chát. Mọm, Chát lo cho bạn phải nín thở lâu không chịu được bèn thúc bạn bơi thật nhanh cùng mình đến cửa hàng rồi lấy mõm đẩy mạnh Khính chui tọt vào trong. Chẳng ngờ, một quang cảnh bản mường nguy nga lộng lẫy choáng ngợp mắt Khính. Khính vẫn hoàn toàn đi trong không gian sông nước, sao lại thở hít thoải mái như ở trên mặt đất Mường Then vậy. Thật kì diệu!

– Đây là đâu? Đây là đâu? Mìm đâu, Chát đâu? Sao không theo mình nhỉ?

Từ ngoài cửa hang, Mọm và Chát khẽ vọng qua cửa hang lọt vào tai Khính:
– Bọn mình không thể vào đó được. Biết bạn đến, chủ Mường Nặm, Mường Pa (Mường Nước, Mường Cá ) đã tháo hết nước, chỉ còn lại cái ảo của thủy cung đó thôi. Bọn mình vào đó sẽ bị ngạt thở, chết ngay.
Ồ thật kì lạ! Đây đúng là cõi khác xa cái Mường Đàn Bà của mình. Thế lúc trở về Mường Then thì ai sẽ dẫn mình đây?
– Khính yên tâm, đừng lo. Bọn mình bơi đi bơi lại, túc trực ở ngay ngoài cửa này. Bạn ra lúc nào, bọn mình sẽ dẫn trở lại nhà.

Khính say sưa ngắm nhìn, bản mường chìm trong lung linh huyền ảo. Trái tim như bị thôi thúc, Khính nhón gót đi nhè nhẹ.
– Kìa, có tiếng ai ca vang sao chẳng thấy bóng người. Kìa, có tiếng ai reo cười sao chẳng thấy bóng đâu.

Khính lại nhón gót đi nhè nhẹ tới một ngôi nhà sàn to được dựng toàn bằng chất liệu ngọc. Cả ngôi nhà khổng lồ, nhìn trong suốt như chính giọt nước mới chảy trong nguồn tuôn ra. Nhà có hai mái đầu hồi vòng khum tựa mai rùa, bờ mái uốn lượn hình bầu dục. Trên đâu đốc hồi nhà có treo khau cút như hoa sen nở soi bóng xuống mặt hồ trong xanh. Khính nhón gót nhè nhẹ trèo lên thang. Cánh cửa to từ từ mở. Một tốp bảy thanh nữ xuất hiện trong nhịp nhạc tính tẩu với điệu xòe nhụm hưa chào đón Khính. Khính không ngạc nhiên vì bài ca và nhạc múa ấy đã quá quen thuộc với Khính.

Ca múa nhạc vừa dứt, không gian chìm trong hư ảo. Một con rồng tỏa ánh hào quang đủ màu sắc xuất hiện và lượn quanh dung nhan của Khính. Bằng một giọng trầm hùng như tiếng chàng trai thốt ra từ miệng rồng:

...
Ta đây chính thuồng luồng
Chủ tạo dòng sông nước
Ngươi muốn gì cứ nói
Ta giúp được sẽ giúp
Đừng ngại chi, đừng ngại…

Khính không run sợ mà cảm thấy sung sướng thoải mái và yêu cầu: Chủ thần thuồng luồng ơi! Hàng năm Mường Then ngập lũ lụt Xin chủ thần phá núi Để nước Rôm nước Núa thoát. Đoạn rồi rồng bơi lượn xung quanh và phun “ nước thần” thơm mát vào dung nhan trần trụi của Khính: “ Ta sẽ đáp ứng đúng lời thỉnh cầu của ngươi…”. Khính quỳ gối cúi đầu đa tạ thân trong ánh sáng trắng trong của màu nước xanh mát dịu. Một cảm giác đê mê tràn ngập toàn thân Khính. Một phút mê cuồng qua dần. Rồng uốn mình bay quanh dẫn Khính từ từ ra khỏi cửa hang mường vào không gian nước. Mọm, Chát lại dẫn Khính trở về Mường Đàn Bà của Khính. Chính tung tăng bơi lượn múa và cám ơn hai bạn. Mọm, Chát nói: “Không sao! Không sao! Đã là bạn rồi, Khính đừng khách khí”…

Thực hiện lời hứa với Khính, chủ thân thuồng luồng bám đuôi ở dưới nước, vươn đầu kéo mình lên bầu trời để thực hiện công việc “thần chủ trại giao đấu với thần thuồng luồng chủ nước” (chảu pua pha pua ngựa chau căn). Sự thể diễn ra tại địa điểm tâm linh trời tận cùng liền đất (pha xút đến tó). Hàng năm vào thời điểm như thế, thân chủ trời luôn luôn ở trạng thái khô hanh thiếu hơi nước. Ngược lại, thân chủ thuồng luồng lại ở trạng thái sung mãn nước, chờ ngày được thả sức mạnh, tạo dựng lại dòng sông, dòng suối. Chủ thần thuồng luồng tưới nước vào mường trời đủ lượng tạo màu trong xanh, lác đác điểm những áng mây trắng bay bồng bềnh. Đến khi hoàng hôn, trời mây chuyển thành màu da cam. Nếu cứ kéo dài ngày bầu trời một màu như thế cũng có nghĩa Mường Then bị hạn hán. Bởi vậy người ngày nay mới có câu: “Trời vàng đỏ, người Mường Thanh đói kém” (Phạ lương đeng, tay Thanh dák khảu). Then cho phép, tùy thực lực của thân chủ nước mà tạo lập lại hình thể non sông Mường Then).

Vào một ngày mùa mưa. Bầu trời đương quang đãng, ánh nắng đương chói chang, bỗng nhiên tối sầm mặt lạnh, sấm vang chớp giật, nước sông Rôm bắt đầu dâng. Sợ quá, bầy đàn bà kéo nhau lên núi cao ở hai bên lòng chảo Mường Then. Trời bắt đầu trút mưa, nước hai sông Rôm, Núa từ từ dâng và ngập đồng bằng. Qua đêm, sang ngày, Mường Then úng đầy ăm ắp nước. Bỗng, một tiếng nổ vang trời dậy đất. Hai bên núi ở phía dưới Pak Nặm đã lập tức đổ sụp xuống thành vực sâu thăm thẳm, lòng sông mở rộng. Nước trên hồ lòng chảo ào ào rút nhanh, chảy cuồn cuộn xuôi về Mường Đàn Ông gặp Nặm U tại Xốp Hao. Nàng Khính đường bơi lội, nô đùa với bạn Mọm, Chát thầm cảm ơn thân rồng nước. Từ đó Mường Đàn Bà không còn bị ngập úng nữa.

Cả đất mường suy tôn nàng Khính thành bà Chúa tế đàn bà. Và cũng từ đó bầy nữ giới Mường Then lấy tên Luông Nặm Luông Pa tức Rồng Nước Rồng Cá.

Từ khi được rồng nước phun nước thân vào cơ thể, nàng Khính bắt đầu chửa. Trải ba năm, ba tháng, ba ngày, bà Chúa tể xứ đàn bà này đã đẻ 100 trứng xuống nước. Ngâm trứng vào cõi thủy thần không biết bao nhiêu mùa mưa nguồn suối lũ đục đỏ ngầu, bao nhiêu mùa khô sông chảy trong vắt để cuối cùng năm mươi quả trứng nở thành năm mươi con rồng đực và năm mươi quả trứng khác nở thành những nữ hài nhi nổi lên mặt nước mà hít thở khí trời. Nghe tiếng trẻ con khóc, các bà mẹ chạy ùa ra vớt lên rồi bế về, cùng nhau cho con bú sữa của mình. Vài tháng sau, các nữ hài nhi vừa bụ, các bà nuôi mớm con mình bằng những miếng cá xúc từ hồ U Va. Các con mấy lúc đã trở thành người có linh hồn sống nhờ các mẹ lấy nước từ hồ U Va tắm rửa. Bây đàn bà cùng nàng Khính luôn luôn được chủ thuồng luồng bảo trợ. Có lẽ từ đó người Thái có quan niệm tâm linh cho rằng: khoăn ngả nghẹn xương me luông (âm vật có linh hồn mang biểu tượng loài rồng).

Nói đến Mường Đàn Bà ở Mường Then, không ai không nhớ kể về sự tích tìm ra lúa mang tên Chim Ri, thói quen ăn lúa nếp tách vỏ (kin kháu kết) và việc tìm ra cơm lam (khảu lam).

Thủa ấy, vùng lòng chảo thung lũng Mường Then có chuyện lạ. Hàng năm, khi cơn mưa đầu mùa dội xuống đất, có một loài cỏ dại nảy mầm và mau lớn thành cây. Mặc dù loài trâu rừng kéo nhau đến ăn mà loại cỏ này vẫn nảy lộc sinh nhánh đua chen nhau mọc thành rừng rậm rịt. Bước sang thời gian chấm dứt những cơn mưa cuối cùng của mùa, cỏ bắt đầu ra hoa và trổ bông trĩu hạt rồi chuyển sang chín vàng óng ánh. Chim ri bay tới dùng mỏ sắc cứng cắn, ngắt từng hạt cỏ và day day lập bập xoay làm tách vỏ rồi ăn hạt trắng bên trong. Quả cỏ này hấp dẫn loài chim ri tới mức từng đàn, từng đàn bay tựa đám mây lớn che lấp cả ánh mặt trời. Mặc cho chúng sà xuống ăn, hạt cỏ ấy vẫn không sao hết. Và hình như chim ri càng ăn, bông cỏ càng trĩu hạt. Có sức sống, cỏ đã thắng chim ri. Còn chim ri thì rất sung sướng vì có cả vựa hạt cỏ. Mỗi lần đàn rị sà xuống ăn hạt cỏ cũng cất tiếng hát ríu rít vang núi rừng. Đàn bà thấy chim ri ăn hạt cỏ ngon quá liền đem lời hỏi:

– Ri ơi! Hạt cỏ này ăn được sao?
– Sao hỏi lạ vậy. Hạt cỏ này không những ngon mà còn nuôi sống cả giống loài bọn tôi thành đàn, hàng ngàn hàng vạn rồi hàng triệu con ấy chứ. Ăn xong rồi, bọn mình no nê, đủ sức bay về nơi núi đá cùng nhau xây tổ, ấp trứng. Trứng nở thành con, chờ đến giờ sang năm lại tạm biệt tổ bay về ăn tiếp.

– Thế bọn mình cũng muốn ăn như ri có được không? – Người hỏi:
– Được đấy, nhưng người không có mỏ cứng để tách vỏ hạt như bọn tôi – Ngẫm nghĩ một lúc, chim ri lại reo lên:
– Chíp! Chíp! Có thể được, xin các bà các cô hãy lấy móng tay của mình tách vỏ rồi lấy hạt trắng ấy ăn thử xem sao.

– Ừ, bùi quá, thơm quá ri nhỉ! Nhất là những hạt vừa độ bánh tẻ thì tuyệt vời. Ăn hạt này rồi lại muốn tách ăn sang hạt khác. Thế bây giờ bọn mình muốn ăn hạt cỏ này để sống như chim ri thì làm thế nào?

– Khó lắm người ơi! Người không ăn hạt cỏ sống như chúng tôi được, hãy thử đi hỏi nàng chim cuốc xem sao!

Những người đàn bà ngày ấy đã đem hạt cỏ đi hỏi chim cuốc và được cô ta giãi bày:
– Chắc vào mùa nóng cũng như mùa mưa nào, các bà cũng nghe tiếng gõ rất to theo đúng nhịp điệu: Cô coa! Cô coa! Cô bắc bắc! Cô bắc! Cô bắc… điếc tai lắm nhỉ. Đấy là tiếng chúng tôi giã hạt cỏ ấy đấy. Phải giã cả ngày cả đêm liên tục, vất vả lắm may ra mới đủ bữa ăn. Nhọc nhằn như thế mà người lại không có mỏ cứng như Cuốc, lấy gì mà giã hạt cỏ này kia chứ!

Ngừng một lúc, nàng cuốc nói tiếp:
– Cô coa! Mà quên! Các bà có đôi tay, quý quá, chúng tôi mơ mãi cũng không bao giờ có. Đôi tay các bà khỏe và khéo nữa. Đầu tiên, các bà hãy hái từng bông cỏ, bó lại thành từng cụm rồi đem ra phơi nắng cho thật khô nẻ. Sau đó dùng khúc gỗ làm chày đập cho hạt tách khỏi cuống, lượm hạt bỏ vào các hốc đá giã cho đến khi vỏ tách khỏi hạt. Còn làm tiếp thế nào nữa thì tùy các bà…

– Cám ơn cuốc, chúng tôi sẽ làm thử!

Sau đó, các bà còn biết làm ra dần, sàng, sảy để vứt bỏ hết vỏ, chỉ còn lại nguyên hạt cỏ, các bà lại hỏi cuốc ăn hạt cỏ ấy như thế nào. Cuốc bảo, hãy đi hỏi bác cày hương.

Làm theo lời nàng cuốc, các bà nắm bông cỏ đi hỏi bác cày hương. Gặp người, cày hương thủ thỉ thù thì tâm giao:
– Số là, tổ tiên tôi vốn không có cục ở trên hậu môn tỏa mùi dễ chịu như bây giờ. Một hôm, ông bà tôi đường đi đâu đấy mới gặp một đôi chim bị sa ngọn lửa đang cháy bùng bùng. Lập tức ông bà tôi nhảy vào cứu. Đôi chim thoát chết. Hàm ơn ông bà tổ nhà tôi, đôi chim bay đi nhặt hạt cỏ đã được nàng Cuốc giã tách vỏ ấy đem ngâm vào chỗ bên trên hậu môn của tôi. Hạt có được ngâm nước nở ra và chịu sức nóng của cơ thể tôi mà chín tỏa mùi thơm đặc trưng, và nghiễm nhiên tôi luôn luôn có tín hiệu nhận biết giống loài mình.

Ngày nay có loài chim lông sáng rực màu than hồng được người đặt tên cho là chim lửa chính là hậu duệ của đôi chim suýt chết được ông bà cày hương cứu. Còn mùi cày hương thì được người cảm nhận không khác gì mùi thơm của “lúa chín” vào dịp đầu mùa nên có tên cày lúa mới (nhên khẩu máu) hay cày thơm (nhên hom).

Bác cây hương trình bày tiếp suy nghĩ của mình:
– Như vậy, hạt cỏ này, sau khi tách vỏ thì phải lấy hạt trắng tinh của nó ngâm vào nước cho nở, tỏa hương thơm. Sau đó phải dùng lửa nóng làm cho hạt cỏ chín thì người mới ăn được. Phận cày hương này chỉ mới áng chừng như thế, còn tùy các bà!

Được bác cày hương gợi ý, lại săn chí thông minh, các bà, các cô Mường Then xưa đã biết bỏ hạt cỏ ấy đây ống tre, đổ nước ngâm. Hạt cỏ ngậm đủ nước đã nở ra. Các bà đem ống tre ấy đốt trên ngọn lửa. Quả nhiên hạt cỏ hoang dại ấy chín đã biến thành lương ăn thường xuyên của Mường Đàn Bà.

Chuyện kể đến đây. Không biết cái thời của thời xưa xa xôi ấy có thật hay không mà người đời ai cũng. tin rằng, hạt gạo, hạt thóc nuôi sống con người được su sinh ra từ một loài cỏ tổ tiên của nó ở rừng. Cũng có thể vì lòng tin như thế nên người Mường Then ngày nay đã gán cho một loại cỏ giống hệt loài lúa mà chim ri hay ăn. Cô ấy đã mang tên Lúa Chim Ri (khảu Nộc Pít). Và qua chuyện kể đó người ta cũng cho rằng, bầy đàn bà ở Mường Then cưa biết dùng loại cỏ này là nhờ quan sát thấy chim ri ăn hạt đó mà sống. Loài cỏ dại mang tên lúa Chim Ri mà ngày nay người ta vẫn gọi, chắc đã mọc thành rừng từ thời đại huyền thoại ấy chăng (!)

Nghe nói, vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, người Pháp đầu tiên đặt chân tới Điện Biên Phủ đã lượm được hạt cỏ hoang này đem về nước nghiên cứu. Và họ đã nói với người Mường Thanh, hạt cỏ dại ấy chính là hạt lúa tổ tiên bốn mọc hoang dại. Loài cỏ hoang ấy mà còn đến thời điểm người Pháp lượm được như thế thì có thể xem như giống loài song song tồn tại cùng con cháu của nó là cây lúa do người trồng trọt (!). Thật hoang đường! Song, ai có thể đoán được từ hoang đường ấy, con cháu sau này được học hành, đủ tri thức và năng lực đã đi đến kết luận khoa học Mường Then xưa, Điện Biên Phủ – Mường Thanh ngày nay là quê hương sinh ra thủy tổ cây lúa trồng cũng nên (!)

Như vậy, cây lúa gắn với đôi tay hái lượm của đàn bà. Điều này phải sâu sắc lắm mới trở thành chữ tín. Người Thái cũng như nhiều dân tộc khác ở Việt Nam và Đông Nam Á cho rằng, linh hồn của cây lúa mang yếu tố nữ chứ không phải nam, nên gọi Nàng Lúa (Thái), Mẹ Lúa (Khơ Mú, Ba Na…). Và đi với tên gọi còn có các lễ nghi. Ở người Thái, lễ cúng Nàng Lúa được tiến hành nhẹ nhàng bên nền đất cạnh lều ruộng. Trong đó có nghi thức trong một loại hoa chuồn chuồn được gán tên gọi “cây tình của lúa” (co chu khảu). Linh hồn của cây hoa này mang yếu tố nam đã kích thích Nàng Lúa phát triển tươi tốt để rồi cho người hưởng một mùa thóc gạo bội thu. Và như vậy, Mường Đàn Bà Mường Then đã gắn với cây lúa dại mang tên Chim Ri (khảu Nộc Pít).

CHIẾN TRANH GIỚI

Nói thế giới này, nhân loại đã từng xảy ra sự phân chia thành Mường Đàn Ông và Mường Đàn Bà để rồi đưa đến chiến tranh giữa hai giới. Ai mà tin được. Chính vì thế trong áng Huyền thoại Mường Then lại xuất hiện câu chuyện này để mua tiếng cười của mọi người trong lúc lao động mệt nhọc. Trong lịch sử nhân loại sao lại có chuyện lạ vậy? Đó chính là câu hỏi cho các nhà dân tộc học, sử học muốn lần sâu vào quá khứ xa xưa nhất của loài người. Người kể chuyện này, ngoài đọc trong sách để biết cái chung của loài người, còn sưu tầm được áng huyền thoại Mường Then, câu chuyện cổ tương tự ở bản Lầm – Mường Thanh thuộc hai huyện Thuận Châu, Mai Sơn của tỉnh Sơn La và ở người Xơ – đăng xã Đắk Nông, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum… Tất cả đều nói đến sự phân chia thành Mường Đàn Ông và Mường Đàn Bà rồi dẫn đến chiến tranh giữa hai giới.

Thủa ấy, tại Mường Đàn Ông của huyền thoại Mường Then có một chàng trai cao to, sức khỏe phi thường. Cũng như mọi người, chàng trai ấy ngày ngày đeo nó vào rừng săn thú hoặc đem chài đi quảng cá đem về cho tất cả Lạng Ai Lạng Nhi cùng ăn. Chẳng hiểu sao, lần này chàng ra đi lại mải miết quên cả đường về (!) Chàng quăng chài từ Sốp Hao lần ngược dòng Nậm Núa không biết đã bao đêm ngày mà lạc tới Pak Nặm, nơi hai sông Rôm – Núa nhập dòng và hồ U Va. Chàng đã lạc vào Mường Đàn Bà. Thấy người lạ khác giống mình, bầy đàn bà xúm lại ngắm nhìn chàng. Họ tự hỏi: “Cái giống người này là ai? Nói tiếng người hẳn hoi nhưng lại không giống mình?” Chàng trai ấy cũng rất đỗi ngạc nhiên, chàng cũng tự hỏi: “Đây là đâu mới được chứ? Nơi này lại có thứ người lạ, trong khi ngực và phần dưới thân mình thế này thì của họ lại thế kia. Họ là ai sao kỳ vậy nhỉ?” Lúc đầu, chàng tiến sát họ. Hình như bọn này hãi hay sao mà cùng nhau nhảy ào xuống nước như để khỏi phải nhìn thấy cái thân trần trụi của kẻ xa lạ ấy. Lúc họ biến mất, chàng lại quăng chài xuống để bắt cá. Khốn nỗi, hễ cứ bắt được con cá nào thì con cá ấy lại hóa thành đàn bà. Sợ hãi, chàng mau thu chài lại thì người đàn bà lại nhảy xuống nước và biến mất. Cứ như vậy, kéo chài dăm bảy lần, sự thể đó lại lặp lại. Không lý giải được, chàng phải trèo lên cây trò chỉ (chuông hao) cao vút tầng mây để chốn tránh.

Bây đàn bà từ dưới nước lên tìm chàng. Họ ngước lên trời, bỗng thấy chàng trai ấy đương nằm phơi mình trên cành cây cao. Lưng chàng quay lên trời để phần trước quay xuống đất. Thấy vậy, những người đàn bà vừa kinh hãi lại vừa tò mò muốn ngắm nghía. Họ lên tiếng la hét, buông toàn câu cợt nhả. Sợ hãi, chàng bèn tụt xuống định chuồn cho khuất mắt họ. Song, chàng vừa xuống đến gốc cây thì bầy đàn bà đã xông tới vây quanh, tiếp tục buông câu cười đùa khủng khiếp. Họ lăng nhục chàng là “con quỷ dữ”, không phải người. Họ xúm lại như muốn cấu xé thân xác chàng. Bây đàn bà thì đông, chàng chỉ có một mình, cho dù có to khỏe đến đâu cũng không thể phá được vòng vây của họ. Họ đã túm thân xác và thi nhau cù thân cù nách chàng, họ la hét, hò reo man rợ. Không nhịn được chàng cười ngặt cười nghèo. Hai tay chàng quờ trước, sau, phải, trái rồi cào mạnh vào đôi vú và phần dưới của các bà. Các bà cảm thấy hơi đau đau, buồn buồn, vui vui. Chính động tác tay, chân của chàng đã như đổ thêm chất xúc tác, kích thích cơn cuồng nhiệt của bầy đàn bà. Họ tiếp tục hành hạ, làm thân hình chàng mềm nhũn và thiếp đi trong tiếng cười vô vọng. Bây đàn bà tưởng chàng đã chết, bèn vào rừng chặt cây chuối kết thành mảng bè, khiêng “con quỷ dữ” nằm ngửa trên mảng rồi thả theo dòng Nặm Núa..

Mảng chuối đưa chàng trôi lênh đênh trên mặt nước. Chàng trai ấy đâu có chết mà đương nằm trong cơn mộng vừa lạ lùng, hung ác lại vừa dễ chịu. Giấc mơ đường dẫn chàng xuống Mường Rồng Nước. Thấy chàng, những con rồng đực nổi cơn ghen. Chúng bơi tới như muốn cuốn xé chàng. Không sợ, chàng cầm chóp Gia Mom của mình vung mạnh tiến về phía trước, lùi về đằng sau, tạt qua đằng phải, quật sang bên trái liên tiếp để xua đuổi rồng. Khúc sông Núa – Rôm gặp nhau cuồn cuộn sóng trào. Loài rồng nước thấy chàng khác loài mình, tuy có phơi bày các động tác tỏ ra ghen tuông, nhưng không nổi cơn thịnh nộ. Và hình như chúng sợ đường vung chóp Gia Mom nên đã né tránh và mở đường để chàng vào trong cung rồng nước. Chàng thấy cảnh nội thất trong cung này tuy lạ lẫm, nhưng đầy nguy nga, tráng lệ. Vật gì cũng như hoa của nước, trong xanh tỏa ánh, lấp lánh như có nắng mặt trời chiếu tỏa trên dòng suối ban mai. Chàng nghe thấy tiếng hát ca, tiếng cười đùa vui lắm, nhưng chẳng thấy người. Giấc mộng đương cuốn hút tâm trí, bất chợt chàng giật mình tỉnh giấc:

– Ồ! Đây rồi mường của ta! Mường Đàn Ông Lạng Ải Lạng Nhi.

Thấy chàng trở về, bầy đàn ông xúm lại hỏi:
– Chàng đi đâu, lạc lõng chốn nào mà lâu trở về vậy?

– Tôi chẳng đi đâu xa, ngoài việc đi kiếm ăn ở sông suối, tôi chẳng làm việc gì khác – Chàng đáp câu ấp a ấp úng, ngập ngừng một lúc rồi kể tiếp:

– À! Phải rồi, tôi quên. Tôi đã lạc tới một nơi xa lạ. Nơi ấy ở thượng sống Nặm Núa này nè.

– Thế có chuyện gì mà chàng cứ như người mất hồn vậy? – Bầy đàn ông hỏi.

– Nơi ấy có bầy người khác mình lắm. Ngực họ có đôi vú dựng lên tựa gai vông. Phần dưới thân chúng mình thì có cân bằng thịt, khi nhu thì mềm mại tựa ruột cá chiên, khi cương thì cứng tựa vòi voi. Còn của họ thì khác hẳn. Nó có hai múi thịt ghép lại, nhìn bề ngoài tựa lòng chân nai, nhưng lại có lông phủ che kín đáo…

Bây đàn ông nghe kể, bật cười. Bề ngoài họ đều cho chàng trai ấy nói phét, nhưng bên trong bụng thì họ bán tín bán nghi, tò mò khao khát được thấy tận mắt cái bầy khác mình. Họ đòi chàng trai Lạng Ải Lạng Nhi ấy dẫn đi.

Thế rồi một hôm, chàng trai ấy dẫn tám Lạng Ải Lạng Nhi đi thật. Họ đi ngược theo dòng Nặm Núa, vừa đi vừa kiếm ăn. Ngày thì săn thú. Bắt được con nại nào, họ cũng quan sát kỹ lòng bàn chân chúng và liên tưởng “của” bầy người khác mình. Họ quảng cá dưới nước, bắt được con riếc, họ lại hỏi chàng trai:

– Thế “của” các người ấy có giống cá này không?

– Có lẽ cũng từa tựa. Đủ hình thù để ví von!

Trong ngôn ngữ Thái ngày nay, khi bông đùa bạn, người ta cũng thường gọi nữ là “cá riếc sườn lông và nam giới là “cá quả đầu bỏng dộp”. Có lẽ cách bí này xuất hiện từ khi loài người còn sinh hoạt bầy đàn cũng nên!

Cuộc hành trình của chín Lạng Ải Lạng Nhi vừa kiếm ăn vừa hướng tới sự quan sát bầy người khác mình ấy đã kéo dài tới 30 ngày đêm.

Vào một buổi sáng họ đã tới bên hồ U Va – Pak Nặm. Cảnh trí nơi đây chẳng khác gì, cũng rừng núi, sông suối như mường của họ. Song, có điều lạ là không hề thấy một bóng người.

Tại một nơi ẩn nấp dưới nước, bầy đàn bà đã quan sát thấy từ xa có một tốp người có thân hình giống hệt người dạo nọ lạc tới. Sợ hãi, họ không dám xuất hiện để đối mặt.

Đêm về, chín Lạng Ải Lạng Nhi đốt lửa sưởi ấm và chặt cây lót ổ nằm ngủ. Trời về khuya, khi các Lạng Ai Lạng Nhi đã yên giấc nồng sâu. Bây nữ bắt đầu xuất hiện và báo mộng cho chín Lạng Ải Lạng Nhi. Giấc mơ ấy thật rõ ràng:

“Tại khúc sông Rôm, bầy nữ xuất hiện bên bờ phải, họ cùng nhau nhòm sang bên bờ trái. Hai bên đều đứng lặng người, nhìn ngắm kỹ thân hình trần trụi của nhau. Bỗng có tiếng la:

– Ê… ê…! Nếu các ngươi cả gan vượt sông tới đây, bọn tôi sẽ lấy thân xác này đè lên trên, các ngươi có chịu không? Lạng Ải Lạng Nhi hoảng loạn nhưng vẫn cất tiếng to, tuy vọng xa những yếu ớt: Không được… không được! Đế các người đè lên trên chúng tôi là trái ý trời đất, Then sẽ trừng phạt. Chúng tôi sợ lắm… sợ lắm!

Bầy Lạng Ải Lạng Nhi bị bầy nữ dồn vào thế bí bèn giật mình tỉnh giấc, trời đã tang tảng sáng…

Bình minh bắt đầu dâng. Sửng sốt, hoảng hốt, bầy Lạng Ai Lạng Nhi tuy đã tỉnh giấc nhưng vẫn chưa nguôi cơn ác mộng. Họ tự khác nhau, có lẽ đêm qua bầy đàn bà ấy đã lén lút đến nằm chồng lên trên chúng. mình rồi. Mọi người đều có cảm giác như bị tắc thở trong giây lát. Tỉnh ra ai cũng mệt nhọc. Trận vật lộn ấy như thật. Khủng khiếp quá! May trời không hay, Then không biết. Nếu Ngài quan sát thấy thì cả hai bầy nữ, nam đều toi mạng dưới lưỡi rìu đồng trời”. Họ nghĩ, thà rằng bầy nữ ấy cứ xuất hiện, lộ nguyên hình mồn một để đọ sức xem ai thắng ai thua. Bọn nữ cứ đánh lén đêm khuya thế này thì bạn nam cũng phải chịu thua. Bọn Lạng Ải Lạng Nhi nghĩ vậy liền lẩn vào rừng và biến về mường mình ngay.

Năm tháng trôi qua, cơn hoảng loạn đã lắng xuống, Mường Đàn Ông trở lại bình thường. Đất Lạng Ai Å Lạng Nhi ấy sinh ra chúa tể tên là Lạng Hùng. Nghe tên đó ai cũng hình dung ra tướng mạo của Lạng Hùng. Trong ngôn ngữ Thái cổ, lạng có nghĩa là đấng. Hùng là tên riêng chim đại bàng. Nếu trực dịch sẽ là “đấng đại bàng”, song người kể chuyện vẫn dùng Lạng Hùng như một danh từ riêng. Lạng Hùng có thân cao tựa cây cổ thụ mọc ở vực sâu vươn lên ngang sườn núi. Vai ông rộng như lòng sông U. Ông có sức khỏe phi thường, có thể nâng tảng đá to bằng bịch thóc vứt từ đỉnh núi xuống vùng lòng chảo thung lũng. Lần này Lạng Hùng quyết đi một mình để tìm hiểu xem người mường ấy diện mạo thế nào, sao lại hung dữ vậy! Ông phải đi mất hơn hai mươi ngày đêm mới đến địa điểm hồ U Va – Pak Nặm. Thoạt đầu, ông nghe đâu đó xung quanh mình tiếng cười đùa của các cô gái trẻ trung. Rõ ràng họ buông toàn cầu giăng gió quyến rũ nam giới, nhưng không thấy bóng người. Ông nghe kĩ, đoán đúng chỗ có tiếng cười đùa rồi bước nhẹ tới. Tiếng cười đùa của các cô gái tự nhiên im bặt. Ánh mặt trời bỗng tắt, gió lặng, trời tối sầm, một lúc sau trời lại lóe sáng. Trước mặt chàng hiện rõ bầy đàn bà quỷ quái. Họ xúm lại, ngỡ ngàng trước thân xác to lớn của ông. Đối với họ, đàn ông là người hết sức kì lạ. Họ xông tới hành hung, định giết chết ông. Lần này, người đàn ông ấy đã nhịn. Lời còn không thèm thốt, nói gì đến trả miếng bằng thượng đòn tay, hạ cẳng chân. Ông phó mặc thân xác như khúc gỗ khô nằm phơi giữa rừng, thả sức cho bầy nữ kia muốn làm gì thì làm. Chẳng những thế, trước động tác đè nén, dâm dật dã man của bầy nữ, chàng còn theo đà giả vờ chịu thua, quằn quại như giun đất…

Thủa ấy, Mường Đàn Bà cũng có chúa tể mới tên là Mọm, người được thần rồng ở nước cho viên ngọc quý của loài cá cùng tên. Mọm còn trẻ, cơ thể đầy nhựa sống, một vẻ đẹp hoang sơ nổi trội giữa rừng xanh. Mọm bảo bầy nữ cuồng loạn kia rời xa thân thể ông. Mọm ngắm nghía, ngạc nhiên rồi đặt thẳng câu hỏi:

– Ô! Hóa ra đây cũng là người à?

– Không phải con người thì bà cho tôi thuộc loài gì? – Lạng Hùng đáp

– Người ta bảo ông là quỷ dữ – Mọm tiếp lời.

– Quỷ dữ thì tôi đã làm điều gì xấu cho các người? Các người thấy chúng tôi, hình như đã bị kích động, bất giác mà cuồng loạn rồi tấn công vào cơ thể chúng tôi. Giờ đây tôi đã đem cái thân trần trụi này tới để các người ngắm nghía cho thật kĩ rồi muốn làm gì thì làm.

Khác với bầy đàn, nghe ông nói, Mọm có cảm giác như uống nước mát của hoa quả rừng. Lời lẽ tuy nặng nhưng sáng tỏ lạ thường. Mọm tiến lại gần và cất tiếng trong như nước suối reo:

– Xin ông đứng dậy!

Mặc dù bị tấn công cuồng loạn nhưng ông chẳng tỏ ra hoảng sợ và đau đớn. Ở rừng, nhiều khi cây cối gẫy, đổ va vào mình, ruồi, muỗi, ong đốt, thậm chí hổ báo cắn tay chân ông vẫn coi là chuyện bình thường, huống hồ bầy nữ kia chỉ vỗ về thô bạo, cười đùa cợt nhả và đòi trèo lên trên, lấy thịt đè thân. Nhưng chẳng ai dám, vì hình như họ còn hãi hùng phần dưới của cơ thể ông?

Mọm dùng tay mềm của mình vuốt ve ông. Sau đó lệnh cho bầy đàn chuồn hết xuống nước sông Rôm. Mọm dắt ông đi giấu kín trong hốc cây cổ thụ nơi rừng xa. Bà dặn ông không được nói cười to tiếng. Ngày ngày Mọm xúc cá ở hồ – Va và đưa cơm lam nuôi ông. Hai người thực sự quen nhau, Mọm hỏi:

– Ông là người, nhưng bộ ngực và phần dưới của ông khác tôi. Vậy ông thuộc nòi gì lạ vậy.

– Bà hỏi tôi xin thưa, tôi thuộc nội chim phượng hoàng. Thế là thuộc nòi gì mà khác tôi? – Lạng Hùng hỏi.

– Ông hỏi tôi trả lời, tôi thuộc giống rồng ở nước.

Lâu ngày, tình duyên bén. Hai người đã lén lút đi lại với nhau cho đến khi bà Mom mang thai. Bà sợ lộ chuyện, nên đã tự tay giết chết Lạng Hùng trong cuộc ân ái, cuồng nhiệt, đê mê.

Một ngày kia bé đã thoát thai từ lòng mẹ. Đó là đứa con trai. Cả Mường Đàn Bà hết sức ngạc nhiên vì lần đầu tiên có người không đẻ trứng xuống nước mà trực tiếp sinh ra người có hình hài khác thường. Đứa bé có “con chim” làm cho các mẹ hết sức quý mến. Họ cùng nhau nâng niu, chăm sóc bé. Các bà mẹ chỉ lo “con chim” kia đụng chạm vào vật xung quanh sẽ bị rơi rụng, nên càng giữ gìn. Họ không dám bế, càng không dám địu, bởi vì sợ “con chim” của bé cọ sát vào háng, vào lưng sẽ gây mất. Song vì phải làm việc này việc nọ, bỏ con ở nhà không tiện, cuối cùng họ cũng phải nghĩ cách đem theo. Bà mẹ loay hoay mãi, sau đành đặt ngứa con trai lên lưng của mình để địu đi. Đứa bé bị dây địu chẳng thắt ngực, ngạt thở chết. Các bà mẹ thương tiếc, kêu khóc thảm thiết. Trong đó, chỉ có Mọm biết con trai của mình thuộc loại phượng hoàng. Mọm phải tự tay đan một cái giỏ, bỏ thi hài con vào đó rồi đem treo trên ngọn cây cao. Quả nhiên, chim phượng hoàng biết đấy là con cháu của mình, liền bay tới nhả viên ngọc vào miệng đứa trẻ. Đứa bé tỉnh, phượng hoàng cắp con trở lại Mường Đàn Ông.

Rơi xuống đất, đứa bé lớn phổng thành chàng trai tuấn tú. Chàng đã kể hết sự tình cho mọi người nghe. Nghe xong, những Lạng Ải Lạng Nhi lấy làm túc khí, kéo quân cùng phượng hoàng con sang đánh phá Mường Đàn Bà. Chiến tranh giới giữa hai mường biệt lập đã nổ ra, kéo dài không phân thắng bại. Cuối cùng, phía đàn ông do la, biết đàn bà chỉ kinh hãi có một thứ”. Họ bèn rủ nhau vào rừng chặt cây đẽo thành hình nộm. Cái lớn, cái nhỏ được trau chuốt khá giống. Họ còn bối trát lên đó một loại nhựa dính gọi là “tăng”. Bình thường, tăng dùng để bẫy chim, sóc, làm thức ăn, nay sẽ dùng để bẫy đàn bà. Trong số hình nộm ấy có một chiếc to nhất được làm bằng cả một thân cây gỗ lớn, phải tới tám Lạng Ai Lạng Nhi lực lưỡng khiêng mới nổi. Họ đặt tên nó là “phìa c…”. Trên các thân nộm c… ấy, Lạng Ải Lạng Nhi đã lấy than, vôi vẽ vẩy như vẩy rồng, vẽ các con kì quái, trông vừa gớm ghiếc lại vừa gợi tính tò mò muốn xem. Sau đó, họ bí mật đem các hình nộm đi cắm, cài chặn các nẻo đường như nhốt bầy đàn bà ở trong mường không lối ra. Mục đích của họ là thực hiện “kế hoạch bao vây, bủa phá”. Ngày “tổng công kích” mở màn, họ khiêng “phìa c…” ào ào xông tới. Tiếng hò hét, văng tục loạn xạ khắp nẻo đường. Bị tấn công bất chợt, đàn bà giật mình, hoảng hốt, chạy tan tác như chim muông. Thục mạng, liều chết, cũng có người đàn bà chẳng may để “bộ lông rậm rịt” của mình cuốn chặt vào nhựa “tăng” của hình nộm ấy. Bây đàn ông nhìn thấy, bỏ mặc họ kêu la, văng tục om sòm, tiếp tục truy đuổi bắt số đông. Trong khi bầy đàn bà chạy hết xuống sông Rôm, chưa kịp gọi thần rồng lên cứu thì Mọm chợt nhớ đến nỗi sung sướng tột đỉnh mà người đàn ông trước đây đã trao cho để rồi lại chết trong tay chính mình. Chẳng hiểu sao mà bà cảm thấy thương người khác nòi” đến như vậy (!). Theo sự chỉ huy của trời, bà vừa chạy trốn vừa dừng lại để nằm sấp, ấn “của mình” xuống bãi cát. Thật bất giác, vết ấy đã trở thành dấu hiệu chỉ đường cho bầy đàn ông săn đuổi. Bây đàn ông chạy xông ra và đã nhìn rõ các “dấu hiệu ấy”. Ngạc nhiên, phân vân và tự hỏi:


Đây là dấu gì, đích thật vết gì vậy?
Vết chân nai hay vết chân trâu
Vết chân trâu thì bé
Vết chân nai sao vừa tròn vừa khum?
Lạ quá! Lạ quá! Trời biết được…!

Phần thắng năm trong tay, thời gian không cho phép “tự hỏi” nhiều. Dưới sự chỉ huy của phương hoàng còn, đoàn quân đàn ông khiêng “phìa c…” cứ thế theo đường in “dấu vết ấy” đuổi rượt theo. Đến bờ sông chỗ Pak Nặm thì bắt được Mọm. Bà vừa run vừa lẩm bẩm câu thần chú:

Phượng hoàng ơi! Phượng hoàng!
Hãy nghe lời mẹ nói:
Mẹ xuống nước con chết
Lên cạn thì con sống
Phượng hoàng ơi! Phượng hoàng!

Trừng mắt nhìn xuống nước, phượng hoàng con dõng dạc cất tiếng to: “Người đàn bà yêu dấu kia, có gọi hết bầy đàn lên cạn không thì bảo!” Mộm sợ quá, miệng tiếp tục lẩm bẩm câu thần chú rồi theo lệnh phượng hoàng gọi bầy đàn của mình. Họ lũ lượt kéo nhau ra khỏi Mường Nặm và cúi đầu chịu thua: “… Từ đây trở đi, chúng tôi xin mặc váy ống che thân, xin nằm ngửa đặt mông, lưng xuống dưới…”. Nghe câu tự thú nhận, bầy đàn ông sung sướng, reo mừng. Phượng hoàng con còn hỏi:

– Thế các bà, các cô, các mẹ lấy gì làm tang chứng đánh dấu cái ngày chịu thua này và chấm dứt sự phân chia hai mường đây?

– Chúng ta đặt biểu tượng cút để làm dấu hiệu ghi nhận sự kiện này – Mọm chững chạc trả lời câu hỏi.

Có tích chuyện, người đời nay mới cho rằng, hoa cút đính ở mép khăn piêu và khau cút treo trên đầu đốc hai bên hồi nhà sàn Thái là sự thể hiện ý niệm tâm linh: “Mẹ chính là chủ nuôi nấng linh hồn của các con” ; dấu ấn giới nữ chịu sự điều khiển của giới nam. Điều đó được ghi trong bài bản cúng hồn:

Chủ nuôi nấng linh hồn lẫn trong tấm áo
Nuôi nấng tên tuổi bầy đàn con
Nuôi linh hồn con sông làm người
Chủ cha sinh, chủ mẹ dưỡng…

Thủa ấy, đàn ông đã chế tác được các đồ gỗ, tre để đàn bà hái bông, kéo sợi, dệt vải. Người Mường Then biết che thân bằng vải tự dệt. Họ còn biết khoanh vùng lúa Chim Ri để gặt hái, giã, sàng sảy làm cơm lam ăn cùng cá nướng, thịt lùi. Đàn ông biết bắt nghé rừng về nuôi để ăn thịt.

Song, khi đó đàn bà sinh ra đã có nhiều chồng và đàn ông có nhiều vợ. Then nhìn thấy chưa ổn, cần sắp xếp lại trời đất loài người. Then ben “mở chín cửa nắng, đóng tám của mưa” (khay cảu tu đét, hắp pét tu phôn). Mường Then hạn hán kéo dài ba năm, ba tháng, ba ngày. Nắng dữ, đất cằn cỏ héo. Trâu, bò rừng chết đói cỏ. Lúa Chim Ri ven sông, ven suối chết khô. Cá, ếch, nhái, cóc… phơi xác trong nắng cháy. Ốc dưới ao hồ chết cạn. Người chẳng có cá, thịt ăn. Núi không rừng che phủ, trơ trụi đất đá. Đá vỡ vụn thành sỏi thành cát. Người Mường Then, kẻ chết nơi khóm chít, người nằm chỏng bên gốc cây cơi, phơi xác ven sông, ven suối. Sông, suối rút cạn sạch nước trơ sỏi, cát, đá. Mường Then thời ấy như bị Then kéo hết về trời. Then thấy cần đặt lại Mường Then.


Theo Huyền Thoại Mường Then – Cầm Trọng | Nhà xuất bản Văn Hóa Dân Tộc – 2007

Facebook Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *