HUYỀN THOẠI MƯỜNG THEN | Phần III – So Công Và Ải Lậc Cậc

CÕI TRỜI TRONG TÂM LINH THÁI

Trước khi kể về sự xuất hiện lớp người khổng lồ mang tên So Công hay Cho Công và Ai Lậc Cậc hay Xái Hịa tạo dựng lại Mường Then, cần hiểu một cách cơ bản cách giải thích Mường Trời hay Cõi Trời của người Thái.

Mường Trời hay Cõi Trời theo tâm linh Thái được hình dung như có sự phân chia thành hai tầng rõ rệt. Mỗi tầng như thế lại được phân thành hai lớp:

1. Tầng không thể dùng mắt quan sát được, chỉ có thể hình dung bằng áng văn chương miêu tả. Tầng này được phân chia thành hai lớp mang tính vĩnh hằng không thay đổi.

Trên cùng là nơi ở của các vị Then. Trong đó có mười một Then ngồi cao trên giường chõng, hai mươi hai Then anh em (xíp ết Then năng chong, xao xong Then pi nọng). Đây là đấng siêu nhiên hay thân sáng tạo ra trời, đất, nước, loài người, muôn loài thực vật và động vật trong những cõi khác nhau. Mười một Then giữ địa vị đứng đầu cao nhất và hai mươi hai Then giúp việc.

Tiếp đến là lớp Mường Đẳm hay Đẩm Pang, là nơi ở của các linh hồn người quá cố. Trong đó có những linh hồn phân theo cái gọi là Đẳm Pang gồm những cộng đồng người sống với khối dòng máu cha. Ta dễ hiểu, đây chính là cõi tổ tiên của từng dòng họ. Lại có cả nơi chứa linh hồn phân theo đường chết như: trẻ em, đường tình dục, tắm máu,..

2. Tầng có thể quan sát được bằng mắt

Tầng trên ta nhìn thấy màu trong xanh không đổi, được gọi là lòng trời (tọng phạ). Đây là lớp phủ mặt phía dưới của tầng không thể dùng mắt quan sát được.

Tầng dưới thường là những đám mây, thường có màu trắng, nhưng cũng có cả màu xanh, vàng, đỏ. Tâm linh Thái gọi tầng này là Đàm Chuông Cộp Chuông Cang Các vị khổng lồ mang tên So Công được Then cho xuất hiện để tạo dựng lại Mường Then chính là lập lại tầng này với mặt đất tức cõi Mường Lum, trần gian.

SO CÔNG VÀ ẢI LẬC CẬC

Để cho bạn đọc tiện theo dõi khi đọc bài, chúng tôi xin đưa ra danh sách các cặp So Công theo số thứ tự từ to nhất (số 1) đến nhỏ nhất (số 7) theo sự sắp sếp của Tác giả như sau:

1. Ông So Công Trời – bà So Công Đất (pú So Công Phạ- gia So Công Đin)

2. Ông So Công Chống Trời – bà So Công Chống Đất (pủ So Công Cặm Phạ – gia So Công Cặm Đin)

3. Ông So Công Chống Mây – bà So Công Nâng Đất (pủ So Công Cặm Mók – gia So Công Nho Đin)

4. Thần ông Lụp Cụp – thần bà Lươi Xươi (phi Lụp cụp – phi Lươi Xươi)

5. Chủ ông Chục – chủ bà Chao (chảu pộ Chục – chảu me Chao)

6. Ông So Công Tạo Cây – bà So Công Tạo Cỏ (pú So Công Cặm Pá – gia So Công Cặm Nhả)

7. Vợ chồng người khổng lồ số 7 không gọi là So Công mà đặt tên Ải Lạc Cậc hay đi Xái Hịa tùy vùng và nhóm địa phương.

Danh sách 7 cặp So Công

Thuở ấy, Then Lớn tạo lập Mường Then thành hai Mường Đàn Ông và Mường Đàn Bà. Thế nhưng, đàn bà sinh ra đã có nhiều chồng và đàn ông có nhiều vợ. Then nhìn thấy chưa ổn, cần sắp xếp lại trời đất loài người. Then ben “mở chín cửa nắng, đóng tám của mưa” (khay cảu tu đét, hắp pét tu phôn). Mường Then hạn hán kéo dài ba năm, ba tháng, ba ngày. Nắng dữ, đất cằn cỏ héo. Trâu, bò rừng chết đói cỏ. Lúa Chim Ri ven sông, ven suối chết khô. Cá, ếch, nhái, cóc… phơi xác trong nắng cháy. Ốc dưới ao hồ chết cạn. Người chẳng có cá, thịt ăn. Núi không rừng che phủ, trơ trụi đất đá. Đá vỡ vụn thành sỏi thành cát. Người Mường Then, kẻ chết nơi khóm chít, người nằm chỏng bên gốc cây cơi, phơi xác ven sông, ven suối. Sông, suối rút cạn sạch nước trơ sỏi, cát, đá. Mường Then thời ấy như bị Then kéo hết về trời. Then thấy cần đặt lại Mường Then.

Ông bà So Công, Lụp Cụp – Lươi Xươi, Chục – Chao

Thấy trời nắng quá xá. Ban ngày mặt trời đỏ rực như hòn than. Ban đêm mặt trời tắt. Trời trở lạnh buốt xương. Then phải mau “đóng chín cửa nắng, mở tám của mưa”. Nước trời trút xuống đúng ba năm, ba tháng, ba ngày. Mường Then biến thành hồ lớn mênh mông. Nước đã tiêu hủy xác người chết và muôn loài cây cỏ, động vật. Sau ba tháng, ba ngày, nước hồ Mường Then trở nên trong vắt, bốc mùi thơm hoa ban dìu dịu, mát lành.

Đúng lúc này, Then cho bảy cặp ông bà khổng lồ So Công xuống tạo dựng lại Mường Then. Tùy từng công việc, các ông bà So Công được kèm theo tên gọi khác nhau.

To nhất và nhiều việc nhất là ông So Công Trời (pú So Công Phạ) ở trên tạo ra bầu trời, bà So Công Đất (gia So Công Đin) ở dưới đẻ ra đất màu mỡ phủ lên vùng đồng bằng lòng chảo Mường Then, chuẩn bị cho Ai Lậc Cậc xuất hiện và tiếp đó chính là loài người.

Ông So Công Trời cúi gập đầu từ trên cao xuống hút nước ở hồ Mường Then. Ông hút đến căng bụng và bắt đầu phun tỏa hơi. Hơi nước có màu trắng tựa bông vải bật, trở thành những đám mây trôi bồng bềnh khắp bầu trời. Có khi phủ vắt qua núi cao hoặc sa xuống thung lũng thành sương mù. Nhiều khi đọng lại thành sương rơi nặng hạt hoặc sương muối giá lạnh buốt. Hơi nước có màu xanh đặc trưng da trời trải đầy kín và tỏa ra các đường chân trời xa tít mù tắp.

Khi phun như thế, hơi nước như được kéo từ miệng ông ra để tạo thành bốn góc trời (xí chéng phạ). Một góc mang tên Đàng trên (tang nưa) được ông So Công Chống Trời (pú So Công Cắm Phạ) níu giữ và đội lên đầu. Ngôn ngữ Việt tiếp thu tiếng Hán gọi góc này là phương Bắc. Một góc mang tên Đàng dưới (tang tảư – tớ, tạy) được ông So Công Chống Mây (pu So Công Cặm Mók) níu giữ và đội lên đầu. Tiếng Việt gọi góc này là phương Nam. Một góc mang tên Đàng mặt trời mọc (tang ta vên (nghên) ók), tiếng Việt gọi là phương Đông do ông So Công Chống Trời níu giữ và đội lên đầu. Một góc mang tên Đàng mặt trời lặn (tang ta nên (nghên) ók), tiếng Việt gọi là phương Tây, do ông So Công níu giữ và đội lên đầu.

Chuyện kể về người khổng lồ So Công đã đi vào tâm linh Thái. Bài đọc trong lễ cúng thần mường (xên mương) đã khấn đến bốn vị này bằng câu:

Xong pú So Công Cặm Phạ
Xong pú So Công Cắm Mok
Pú Cặm Mók nó nen mương chẳng mả
Pú cặm pha minh mương chẳng đảy na.

Nghĩa là:

Hai ông So Công Chống Trời
Hai ông So Công Chống Mây Ông
Chống Mây để hồn thiêng đất mường phát
Ông Chống Trời để nền móng hồn thiêng của mường vững vàng.

Chuyên đề cập đến chữ chống ở đây thật dễ hình dung bức tranh miêu tả Mường Trời của người Thái. Theo đó, nơi ở của các vị Then như được đặt trên sàn gác tựa giải pháp mặt bằng của ngôi nhà sàn có chiều dài, rộng vô tận. Và bên dưới “sàn gác” tức Mường Trời sẽ là Mường Lam – trần gian của cõi người, trong đó điểm làm sáng rõ chính là Mường Then.

Công Trời nuốt luôn cả sỏi, cát, bụi, đá… căng bụng rồi Khi hút nước ở hồ Mường Then thủa ấy, ông So phun tỏa thành các ngôi sao lấp lánh đầy lòng trời. Trong đó có vô vàn đá, cát, sỏi, bụi không bám chắc mà biến thành sao bay. Có hòn sỏi to, thường thấy xuất hiện lúc đêm khuya chuyển sang buổi sớm hôm được người Thái đặt tên là sao Cột trụ mường (đao Đắc mương).

Xưa nay, người Thái vẫn tin rằng đất mường có cột trụ. Khi mường thịnh, cột trụ tỏa hào quang vằng vặc như chính ngôi sao này. Ngược lại, khi mường suy, cột trụ cũng đổ, không còn tỏa được hào quang nữa. Có lẽ người Kinh gọi ngôi sao này là Mai(!) Có hòn sỏi nhìn xa tưởng như nhỏ hơn nhưng rất sáng, thường xuất hiện lúc trời đêm thanh trong, có tên Thái là sao Cột trụ bản (đao Đắc bản). Có lẽ đây là sao Hôm của người Kinh(!)

Khoa học xác minh, đây chẳng qua chỉ là hai tên gọi của sao Kim – một trong những hành tinh mặt trời.

Các hòn sỏi do ông So Công Trời hút được ở hổ Mường Then phun ra còn tạo thành một ngôi sao, người Thái cũng gọi là Đắc mương. Nó luôn luôn xuất hiện ở chính góc chân trời đang trên, Nếu đêm tối, muốn biết bốn góc trời, đã có ngôi sao Đắc mương chỉ dẫn. Hãy đứng quay mặt nhìn thẳng tới sao đó, sau lưng sẽ là góc trời dàng dưới, bên tay phải sẽ là góc trời đàng mặt trời mọc và bên tay trái là góc trời đàng mặt trời lặn…

Câu chuyện còn in dấu ấn tâm linh được diễn giải trong bài cúng thần mường (xên mương):

Nhìn được góc ông So Công Chống Trời trước mặt
Góc sau sẽ là nơi bà So Công Chống Mây
Nhìn được góc ông So Công Chống Trời bên phải
Trái sẽ là góc bà So Công Chống Mây.

Khoa học đã xác minh, đây là ngôi sao Bắc cực vì sao sáng nhất của chòm Tiểu Hùng năm gần sát cực bắc của thiên cầu nên không thay đổi vị trí suốt ngày đêm. Trong hằng hà sa số, cát sỏi ông So Công Trời hút được ở hồ Mường Then lại có cả mười hai viên ngọc Hùng của Then Vi – một trong mười một Then có quyền lực nhất ở Mường Trời. Khi ông phun vào bầu trời, mười hai viên ngọc này đã biến thành chòm sao Pua Cả Đao Vi.

Số là, ngày xưa có một anh hùng tên là Chương Han đã dấy binh ngàn binh vạn chinh chiến, đánh chiếm và thống nhất các mường Thái ở trần gian. Công việc đang tiến hành, có một thủ lĩnh mường lớn lại là con rể của Then Vi. Vị Then này đã dốc lực lượng cùng các phép lạ giúp con rể diệt được Chương Han. Chàng tức khí đã hóa kiếp nhập Mương Phi để kéo binh ngàn binh vạn lên đánh phá và đòi cướp ngôi Then lớn. Mường Trời nguy nan, các Then họp lại để trao việc đánh Chương Han cho Then Vi. Then Vi đã trao mười hai viên ngọc Hùng cho tướng giỏi của mình tên là Pua Cả (thủ lĩnh gan dạ, thống lĩnh ngàn vạn quân đánh lại Chương Han. Ngọc Hùng là vật bùa thiêng che chở Pua Cả và bình quân của Then Vi. Có nó thì Vi thắng, mất nó Vi bại. Linh thiêng là vậy, không rõ vì lý do gì, khi hành quân bay qua hồ lại đánh rơi mười hai viên Ngọc Hùng xuống nước. Quả nhiên, binh Pua Cả đã bị quân của Chương Han diệt toàn bộ tại cánh đồng Lò ngoài vòm trời. Thua trận, Then Vi ngẩn ngơ và chịu thương lượng để cùng Chương Han giảng hòa.

Từ đó, chùm sao Pua Cả Đao Vi đã trở thành biểu tượng hung trong tâm linh Thái. Đây là nơi chứa đựng “lực lượng siêu nhiên” chuyên gây cho người chứng nhức đầu, sốt nóng, điên loạn. Bởi vậy, người Thái có tục đặt lễ cúng Pua Cả Đao Vi bằng vật hiến sinh là gà hoặc lợn tại vị trí giữa sàn phơi của ngôi nhà sàn. Lễ này còn gọi là “tể ma giữa sàn” (tế phi cang chan). Tuy nhiên, gọi là sao hung không thể chỉ có mặt xấu mà có cả mặt tốt, Thần Pua Cả Đạo Vi là lực lượng siêu nhiên giúp cho các vũ khí của người Thái tự chế như sung, gươm, giáo, mác, nó… trở nên hiệu lực hơn nhiểu, đúng như câu: “sủng tốt sủng Đạo Ca của trai đây ” (ông đi ông Đao Cả chai ma) trong thiên tình ca Xong chu ron rao (Tiễn dặn người yêu) đã miêu tả.

Ông So Công Trời còn nuốt cả hòn đá hang loài ếch vô cùng khổng lồ vào bụng rồi khạc vào bầu trời mà biến thành một tràng. Khi ông nuốt, loài ếch ở bên trong không kịp nhảy ra. Vào cõi trời, ếch đã tìm thức ăn bám trên sỏi, đá, cát, bụi ông So Công phun ra để tiếp tục sống qua năm tháng. Dần dần ếch biển thành thân với thân hình to hơn cả tảng đá hang chứa mình. Co những năm đói kém, ếch đớp luôn cả ông trăng. Bởi vậy người Thái gọi hiện tượng nguyệt thực là “ếch ăn trăng” (cốp kin bươn). Và người ta cũng tin rằng, năm có “ếch ăn trăng” thường bị hạn hán, mất mùa đói kém. Bởi vậy, khi có sự cố này xảy ra, mọi người theo tục, bản dưới mường trên, nam phụ lão ấu hét la ầm ĩ gõ đập gỗ, tre, chiêng, trống, thanh la, chũm chọe biểu thị sự hỗ trợ cho mặt trăng qua khỏi thân ếch nuốt.

Chuyện Nàng Hai – Tạo Hôm

Hút cát bụi ở đáy hồ Mường Then, ông So Công trời phun thành vệt dải cắt ngang bầu trời lồng lộng. Chính cát bụi ấy đã biến thành dải ngân hà. Người Thái đã đặt tên dải sống bạc này theo tích truyện của mình. Ngày xưa có nàng Inh Ngọm lấy tạo Mường La, sinh hạ được con gái đặt tên là Nàng Hai. Nàng lớn khôn với nhan sắc và chí thông minh tuyệt trần. Tạo mường trên mường dưới đến ngỏ lời cầu hôn, nàng đều từ chối. Ai đến ngắm dung nhan, nàng lập tức lần tránh. Đêm đêm, nàng thường ra sàn phơi nhìn ngắm cảnh và nói với trăng rằng:

– Trăng ơi! Nếu trăng biến thành chàng trai, xuống đây, ta sẽ hết lòng yêu dấu.

Nói mãi rồi cũng đến. Hôm đó vào một đêm rằm, trăng tròn vành vạnh, tỏa ánh sáng trắng trong mát rượi khắp nơi, bỗng nhiên tắt phụt. Màn đêm phủ kín cả bầu trời. Sợ quá, nàng không dám kêu to, định bỏ chạy vào nhà. Lập tức, đằng sau nàng có tiếng một chàng trai vang vọng nhè nhẹ:

– Nàng ơi! Chẳng phải nàng vừa gọi ta sao. Ta là Tạo Hôm đây.

Rạo rực, thổn thức như bị thôi miên.

– Phải rồi, đúng như điều em hằng mong ước.

Và hai người đã yêu nhau. Song, Tạo Hôm người của cõi trời khác xa Nàng Hai ở Mường Người nên chỉ có thể âu yếm nhau trong những đêm đầy thơ mộng. Ban ngày Tạo Hôm phải hóa thành quả cau hay cây rau dền.

Biết vậy, Nàng Hai nhắc mọi người trong nhà, không ai được hái cau và ngắt rau dền ở trong vườn. Một hôm mẹ nàng xách giỏ vào vườn quên khuấy mất lời dặn của con gái, thấy ngọn rau dền tươi tốt, bà đã ngắt về đồ ăn. Thế là Tạo Hôm phải biến hóa lên trời trong lúc người yêu mình đã thai nghén.

Nàng Hai không thể sống cô đơn được, quyết đuổi theo người yêu. Dọc đường thăng thiên, chẳng may nàng lạc vào nhà mụ Gia Mom. Nữ quái ấy bị Then cho về trời để nuôi giống lợn cũng mang tên So Công (Cho Công) khổng lồ trong thân chứa “mười đực năm cái”. Vẫn chứng nào tật ấy, thấy nàng, mụ cười khành khạch đắc chí vì tự nhiên có miếng thịt ngon tới nhà. Nàng xin mẹ tha chết mà giữ lại làm tôi tớ. Xưa nay nữ quỷ vẫn ước có được người chồng trẻ. Mụ hy vọng vào đứa trẻ trong bụng nàng ấy sẽ là con trai và đó cũng sẽ là “chồng” của mẹ. Mụ chấp nhận lời cầu xin và nuôi nàng ở trong nhà để chờ kết quả. Ít lâu sau nàng đã sinh được con trai. Mụ Gia Mom rất mực sung sướng cười như nắc nẻ vì đã có chồng”. Mụ tỏ ra quý mến mẹ con nàng và gọi đứa trẻ mới ra đời là “chồng bé”. Mỗi lần đứa trẻ khóc, mụ lại hỏi nàng “chồng bé” ta muốn gì? Lợi dụng thú tính của mụ, thông qua tiếng khóc của con, nàng đòi Gia Mom trao cho mọi vật bùa phép. Đó là bùa biến khô thành ướt, bùa lấy cây khoai nước, cây dáy… Nàng đã được mụ Gia Mom trao cho gậy thần “chỉ đằng gốc tới, người và vật chết ; chở đường ngọn vào, đối phương sống” (chị cốc tai, chị pai nhăng) và quả trứng lạ. Sau khi lấy được những thứ cần thiết đó, nàng ôm con trốn ngay khỏi tay mụ Gia Mom. Mụ tức điên người. Sẵn có lợn So Công, mụ nhảy phắt lên lưng và thúc phóng đuổi theo. Mụ gần đuổi kịp, nàng ném luôn bùa xuống, lập tức cả lòng trời có nước xăm xắp làm cho cát, bụi do So Công Trời phun ra biến thành dải sao lấp lánh. Có ánh sáng sao trời, mụ càng thúc lợn So Công đuổi tới. Nàng ném luôn bùa xuống, cả vệt sao biến thành rừng cây khoai nước, cây dáy. Lợn So Công chạy lâu ngày, đói quá bèn dừng lại ăn. Hai mẹ con đủ thời gian xa chạy cao bay. Từ đó, người đời mới tương truyền, dải ngân hà chính là dấu kết cát, bụi do So Công Trời tạo. Nàng Hai lấy bùa phép từ quỷ cái Gia Mom biến thành dải sao mang tên “Đường lợn mười đực năm cái” (Tang mu xíp phók hả lông)… Chuyện này còn dài, nhưng việc đặt tên dải ngân hà đã rõ nên tạm dừng ở đây.

Trên dải Đường lợn mười đực năm cái còn có hai ngôi sao nằm gần sát nhau mang tên Khun Lù và ha Piêng. Đây là danh xưng đôi lứa rất mực thương yêu nhau, nhưng cha mẹ không cho cưới gả để cuối cùng hai bạn tình đã tự vẫn. Vong linh hóa kiếp sao. Cảm kích nỗi thống khổ cùng cực của đôi trẻ, người đời đã dựng thành truyện thơ dài mang đầu để Tạo Khun Lù là nàng Ủa Piêng, trong đó có hai câu miêu tả:

Ngôi sáng tỏ Khun Lù trai trẻ
Ngôi nhấp nhánh kề bên là ngôi sao thân thương…

Mỗi lần ông So Công Trời cúi đầu từ trên cao xuống hút nước, đá, sỏi, cát bụi ở hồ Mường Then lên tạo lập tinh tú ở lòng trời cũng là dịp gặp bà So Công Đất. Cuộc giao duyên diễn ra trong tiếng nổ vang trời dạy đất rung chuyển cả Mường Then. Chẳng những thế, sự ấn ái giữa hai thần khổng lồ còn bật thành những ngọn lửa lớn bốc cao. Then Lớn ở Mường Trời phải lập tức lệnh ngay cho Then Lộm thu những ngọn lửa vào lòng trời và giữ lại để khi cần thiết sẽ chuyển thành tia chớp. Đúng là họ đang tạo vũ trụ và đất, trời. Công việc thật vĩ đại, thật nhọc nhằn. Bà So Công Đất bắt đầu mang thai kéo dài, chẳng còn đếm được năm tháng. Cho đến khi hồ Mường Then cạn trơ toàn đá, bà So Công Đất bắt đầu sinh nở. Trong cơn đau đớn, tiếng thét của bà vang dội tới Mường Trời. Then Lớn lại lệnh cho Then Lôm thu lại để chuyển thành sấm. Sấm kết hợp cùng tia chớp tạo thành sét nổ khi mở “tám cửa mưa”.

Tiện thể, cũng cần kể đôi điều về chức năng của Then Lôm. Lôm có nghĩa là gió, tức ông Then luôn mở cửa gió. Tuy tên gọi vậy, nhưng Then Lôm lại được Then Lớn trao quyền mở các cửa: nắng, mưa, nóng, lạnh, sấm, chớp và sét… Đặc biệt, vị Then này ham mê sắc đẹp nên còn mang tên Then Háu (Then Hiệu). Ở Mường Trời, Then Lớn có tới hai mươi hai ngàn bà vợ trẻ không dùng hết, Then Lôm đã khôn khéo chen vào đó để được ăn chung ở chạ. Nếu không có lẽ đó, Then Lôm tức giận, nổi cơn phong ba bão táp, sấm sét, mưa đổ hoặc nắng cháy gắt gao kéo dài làm Mường Then sẽ lâm vào cảnh khốn đốn.

Trong tư thế ngồi xổm, đôi tay vít lên lưng, vai ông So Công Trời. Từ âm vật khổng lồ của bà So Công đùn ra toàn đất màu, Đẻ ra bao nhiêu đất lại được cặp ông So Công Lụp Cụp với bà So Công Lưới Xươi san đi phủ đẩy nơi cao chỗ thấp ở khắp nơi và dần dần tập trung vào việc tạo lập nên các đồng bằng lòng chảo thung lũng. Trong đó người Thái nào cũng nhớ cấu: “Bốn cánh đồng lớn: Mường Thanh, Mường Lò, Mường Tấc, Mường Than” (xí tông quảng Thanh, Lo, Tấc, Than). Từ câu này, người Kinh và người Hoa đã chuyên thành: “Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc” để chỉ bốn cánh đồng lớn của vùng Tây Bắc nước ta.

Như ta đã biết, cánh đồng Mường Thanh có chiều rộng trung bình 10km và chiều dài hơn 20km nằm sát biên giới Việt – Lào thuộc vùng Tây Bắc nước ta. Mường Thanh nay là trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của tỉnh Điện Biên.

Ông So Công Lụp cụp với bà So Công Lưới Xươi đã san đất màu ra năm phương. Từ đó người Thái có câu tục ngữ: “Bốn góc trời, năm phương đất” (Xí chéng pha, hả bôn đin). Trong đó, bốn phương đất, mỗi phương có một bà So Công cùng cặp với một ông So Công Trời. Ông So Công Chống Trời là chồng của bà So Công Chống Đất. Ông So Công Chống Mây là chồng của bà So Công Nâng Đất. Trong tư thế hai tay, đôi chân chống lên mặt đất, hai bà So Công nằm ngửa ưỡn ngực, bụng lên trời làm điểm tựa để hai ông So Công nằm sấp úp lên, dùng lưng chống trời, mây. Đó chính là thời sinh đất, sinh trời của Mường Then.

Người Thái vẫn cho rằng, trời có nơi cùng, nhưng đất luôn luôn được chắp ghép, nên có câu: “Trời cùng đất nối” (Phạ xút đin tó). Đất có 5 phương đồng nghĩa với một phương mở để tạo thế vô tận. Đất thừa thì cặp So Công Lập Cụp – Lưới Xươi sẽ san đi theo đường mở ấy mà nối dài mãi ra.

Làm việc vất vả, tháng ngày nặng nhọc, ông So Công Lụp Cụp – bà So Công Lưới Xươi có lúc vấp ngã, đúng như bài đồng dao miêu tả:

Phi Lụp Cụp
Phi Lươi Xươi
Xươi cổn tăng
Thắng cuôi men.

Nghĩa là:

Thần Lụp cụp
Thần Lưới Xươi
Chúi đầu ngã dập mông
Thò cả “chim” ra ngoài

Được So Công Trời hút, Mường Then cạn nước, nhưng vẫn cần nước. Then thật khó nghĩ. Nếu để Then Lôm cứ dội bằng mở tám cửa mưa thì Mường Then sẽ hóa thành hồ lớn mênh mông. Hơn nữa, việc này Then đã làm rồi. Song nếu lại đóng chặt tám cửa mưa, mo bảy cửa nắng thì Mường Then sẽ hạn hán làm cho đất khô cằn. Then Lớn nằm trằn trọc suy nghĩ mãi không sao chợp mắt được.

Hôm đó, Then Lớn nằm cùng vợ thứ hai mươi hai nghìn của mình. Thấy chồng băn khoăn, nàng nhẹ tiếng hỏi:

– Sao Then Lôn lo lắng gì mà giấc ngủ chẳng yên?

– Ta đương lo cạn nước, mặt bằng Mường Then sẽ như thế nào. Mưa thì ứ đọng thành hổ. Nắng thì hạn hán. Thật khó điều hòa vô chừng Then ngỏ lời cùng vợ.

– Mấy năm về trước Mường Then còn là hồ nước mênh mông, tỏa mùi thơm hoa ban mát rượi, thiếp đây đã cùng bầy con hầu xuống tắm. Thiếp đã gặp loài rồng than phiền: “Nếu sau này nước hồ Mường Then cạn thì chúng tôi buộc phải chui sâu vào lòng đất để tìm nguồn mới”. Quả nhiên, nay chuyện ấy đã xảy ra.

Then biết, chỉ có loài rồng mới hút được nước ở lòng đất phun ra mặt đất. Vậy giờ nên như thế nào? – Then tự hỏi.

Biết nỗi niềm của chồng, nàng Then liền bày tỏ:

– Theo ý thiếp thì Then nên giáng thêm cặp So Công nữa xuống tạo dựng Mường Then.

– Để họ xuống làm việc gì? – Then hỏi.

– Với nam So Công thì ta cho nhận công việc thăm dò nơi chốn và đào sâu vào lòng đất mở đường cho loài rồng hút và phun nước ra mặt đất. Với nữ So Công thì ta cho làm việc khơi dòng để nước chảy thành suối, thành sông.

Theo lời bàn của vợ, Then Lớn cho ông So Công Chục với bà So Công Chao giáng xuống Mường Then. Thân hình ông bà này được miêu tả trong bài cúng thần mường (xên mương) như sau:

Thần chủ ông Chục với bà Chao
Thân ông cao ngập lòng lực
Thân bà vượt núi cao
Thật uy nghi lẫm liệt.

Ông Chục, bà Chao là cặp So Công làm việc khá vất vả và nặng nhọc. Việc làm không tính thời gian, cuối cùng họ đã làm được việc lớn. Thật hả lòng Then Lớn trên trời mong đợi.

Ngày nay, ta thấy vùng núi non trùng trùng điệp điệp bao quanh đồng bằng lòng chảo Mường Thanh có hàng trăm mỏ nước phun, khe lạch, suối con chảy nhập thành hai dòng sông Rôm, Núa. Cánh đồng rộng lớn này có nước để con người tạo ra hệ thống thủy lợi, biến Mường Thanh thành dựa thóc lớn nhất miền Tây Bắc. Đó chính là các dấu tích công lao to lớn của ông So Công Chục và bà So Công Chao lắng sâu thành biểu tượng văn hóa tâm linh Thái. Xưa vào các dịp cúng thần mường (rên mương) người ta còn gọi khí thiêng của ông bà tới dự cố lễ trâu:

Ông Chục, bà Chao
Ông cao ngập lòng vực
Bà ngồi vượt núi cao
Ông đào đất, nước tuôn nguồn
Bà khơi dòng, nước chảy thành suối thành sông…

Theo chuyện kể ấy, ông bà So Công Chục, Chao chẳng những chỉ làm nên cảnh quan sông núi Mường Then mà còn tạo dựng cả vùng non nước từ phương đất – góc trời, mặt trời mọc sang mặt trời lặn, phương đất – góc trời đàng trên xuống đàng dưới thuộc địa bàn cư trú của người Thái cùng bầu bạn anh em.

Thuở Mường Then hồ nước mênh mang đã cạn để lại một vùng đất màu trơ trụi. Then Lôm bèn cho điều hòa cân bằng, bằng cách đặt lại sự đổi thay khí trời thành hai mùa. Một mùa rét (khô, hanh) và một mùa nắng (nóng, mưa). Đất màu – con đẻ của bà So Công Đất, dược So Công Trời hà hơi bằng sinh khí của mình đã biến Mường Then thành nơi chuẩn bị tốt cho cây cỏ mọc. Công cuộc tạo thảm thực vật, bà So Công Đất không đảm dương được, ông So Công Trời càng bó tay. Biết điều đó, Then Lớn cử ông So Công Cây cùng bà So Công Cỏ (pú So Công Pá, gia So Công Nhả) xuống tiếp tục tạo dựng Mường Then. Được Then trao công việc, ông bà So Công Cây Cỏ sung sướng, xin phép Then Lớn nghỉ một thời gian chuẩn bị. Hiểu thấu tâm tư của So Công, Then Lớn gật đầu rồi bật tiếng cười to vang khắp bốn góc trời năm phương đất. Thời gian nghỉ cũng là thời gian hai So Công bay tới thăm các ông bà So Công Trời, Đất, Chống Trời, Chống Mây, Giữ Đất. Các So Công gặp nhau chén tạc chén thù tạo thành bóng râm mát dịu cho Mường Then và cõi trần.

Có lẽ từ tích truyện này mà người Thái có câu ngạn ngữ chỉ cảm khoái khi uống rượu trong sinh hoạt cộng đồng: “Rượu nhập tựa đi nắng vào bóng râm dịu mát” (kin lâu khảu hôm).

Các So Công được người trần gọi: ông, bà (pú, gia) là theo nghĩa thần trời đất, thực ra thủa ấy họ còn trẻ trung lắm. Được nghỉ ngơi, cặp So Công Cây Cỏ vui thú giao duyên, vun xới cho hạnh phúc của mình. So Công Chống Mây đã thu hết mây về góc dàng dưới. So Công Trời hà hơi nước vừa phải làm khí trời không nóng, không lạnh, không hanh khô. Họ đã tạo ra bầu trời trong vắt trải một màu xanh đặc trưng.

Bà So Công Cỏ mang thai được ba năm, ba tháng, ba ngày, ba đêm thì cùng ông So Công Cây giáng xuống Mường Then. Thế rồi bà So Công sinh nở hạt cây cỏ. Phần hạt được ông So Công hút hết vào bụng rồi phun tỏa gieo lên núi, xuống khe, vực, mọc thành các loài cây to, nhỏ, cao, thấp. Cây lớn lên chen chúc tạo thành thảm rừng xanh phủ kín mặt đất. Then Lớn thấy vui mắt quá, không kịp tìm So Công mà lập tức báo Than Xính trực tiếp tạo ra muôn loài: chim nhỏ như chim sâu, chim to như phượng hoàng, đại bàng ; thú nhỏ như chuột, to như voi… Đêm ngày chim chóc cất tiếng hót ca, thú kêu gầm thét hòa cùng suối reo, gió thổi. Bản giao hưởng rừng xanh tuyệt vời vô tận. Phần hạt được ông So Công hút hết vào bụng rồi phun tỏa gieo xuống vùng đồng bằng lòng chảo, tạo thành thảm cỏ, chen lẫn bụi cây phủ kín mặt đất. Trong các loại cỏ ấy có lẫn cả cây lúa rừng chưa được Then phân loại.

Chuyện vợ chồng Ải Lậc Cậc

Thưở ấy, đất trời Mường Then đã được các So Công tạo dựng xong, Then vui lòng lắm. Then Lớn sai vợ chồng Ải Lậc Cậc xuống làm ruộng trồng lúa ở trần gian. Vợ chồng này nói nhỏ người là so với các So Công, thực ra thân hình họ cũng to cao vượt qua những rặng núi ở quê hương người Thái.

Vợ chồng Ải đã chọn Mường Then làm nơi ở chính. Họ dựng lều ở, lấy bản Ta Lết (nay thuộc xã Đoàn Kết, huyện Điện Biên) làm chính giữa và nối ra hai phía. Lều ấy dựng ngay trên nền đất, không làm gác sàn vì chẳng có cây nào chống đỡ nổi khi hai ông bà nằm. Phần đầu của lều gối lên rặng núi thượng nguồn sống Rôm và phần cuối kéo xuống mãi Xốp Hao nơi sống Núa đổ nhập vào Nặm U thuộc đất Lào.

Ải Lậc Cậc còn được Then Lôm ban cho ngựa có cánh. Khi cần lên Mường Trời hầu Then thì đi cưỡi con ngựa này bay bổng lên không trung. Ngựa cánh ấy tuy không thể nuôi thả ở trần gian, nhưng lại chỉ ăn cỏ ở vùng đồng bằng thung lũng. Biết vậy, Ái Lạc Cậc phải dựng tàu nhất ngựa ở Mường Chuông Cộp Chuông Cang giữa bầu trời để hàng ngày cắt cỏ từ cánh đồng Mường Then lên nuôi. Gánh cỏ ngựa của ông to bằng ba quả núi, che lấp cả ánh mặt trời chiếu sáng Mường Then.

Người vợ của Ải có đôi vú to bằng trái núi, “chỗ kín” của bà phải bằng cả cánh đồng Mường Húak – Mường Quài. Một hôm, vợ chồng đi xuống sông Đà bắt cá. Ải bảo vợ ngồi bệt xuống chỗ của sông Đà đổ vào sông Thao (Pak Té Tao, tức khúc sông thuộc Bạch Hạc – Phú Thọ), chăng váy phồng lên để đón bắt cá. Còn Ai thì ở đầu sông Đà, khúc Mường Lay, dùng c… thọc theo dòng nước đuổi cho cá chạy xuôi. Không may, đương dập dình thì bị dằm đâm vào c… Đau quá, Ái nằm ngửa kêu toáng lên trời chẳng khác gì sấm rền. Bà vợ của Ải vội vàng bẻ lấy gai cây bồ quân khều rút ra. Chiếc cằm ấy là cả một thân cây gỗ lớn có thể đục thành một con thuyền có bảy tay chèo.

Thực hiện sự phân công của Then Lớn, Ai Lậc Các đã vỡ hoang và dùng cả cánh đồng Mường Then làm ruộng gieo mạ, khai khẩn Mường Lò, Mường Tấc, Mường Than làm ruộng cấy lúa. Ông bà rất chăm chỉ làm lụng. Buổi sáng, đi nhổ mạ ở Mường Then, chiều dã cùng vợ cấy lúa ở Mường Lò, Mường Tấc, Mường Than. Then còn cho ông bà một đối trâu Nen nhà trời to gấp hàng trăm lần trâu của người thời nay. Ông bà đã thả trâu cái ăn cỏ ở vùng đồng bằng Mường Then. Một buổi sớm, đi Lạc Cậc cầm nắm xôi nướng vừa ăn vừa thúc trâu Nen dực cày ruộng Mường Lò. Ai ngoảnh mặt lại thì thấy trâu Nen cái dang ăn cây mạ Mường Then. Tức khí, sẵn trên tay nắm xôi nướng, ông ném tới đuổi trâu. Hòn xôi ấy rơi xuống đồng gam Mứn (Điện Biên) biến thành trái núi mang tên Xôi Nướng (pom Khảu Chí). Thấy trầu chưa ra khỏi ruộng mạ, Ải vợ lấy hòn đá ném tiếp. Còn vài hòn đi phủi tay rơi xuống Mường Tấc (Phù Yên, Sơn La) biến thành núi Đá Rơi (pa Hin Kỉnh) ở bên dưới bản Khoa, xã Tường Phù.

Tuy ở Mường Then, nhưng ông bà lại đặt bếp nấu ăn Mường Than. Ngày nay, bên rìa cánh đồng lớn thứ tư của Tây Bắc này còn thấy có ba ngọn núi sừng sững mang tên Xam Xẩu (ba đồ rau). Tương truyền, đó là ba ông đồ rau mà ông bà Lậc Cậc đặt để ninh nấu gạo nếp thành xôi ; nấu rau, cá, thịt thành món ăn hàng ngày.

Biết nấu ăn, cũng có nghĩa là ông bà đã tìm ra hòn đá bật được lửa. Hòn đá quý ấy ở đâu, đi đâu Ai cũng đem theo. Thế rồi một hôm Ai đi từ Mường Lò về Mường Then, sơ ý đánh rơi viên đá ấy xuống Năm Rộm. Ai đã lấy chân gạt hết đá ở lòng sông ra hai đầu để tìm. Ngày nay, ta thấy lòng sông Rôm chỉ có đá ở phần đầu và cuối, quãng giữa chảy suốt cánh đồng Mường Thanh thì không. Song ở khúc chỗ Xam Mứn ta lại thấy một viên đá to nhỏ khỏi mặt nước giữa dòng chảy được người đời gọi là Côn Đeng (Hò Đỏ). Đó chính là viên đá lửa của Ải Lậc Cậc.

Đun bếp nấu ăn, sẵn than tro, vợ chồng đi quét và gánh đi bón đồng ruộng. Vợ chồng Ải thường xuyên làm việc đó nên mùa nào đồng lúa cũng xanh tươi, năm nào ông bà cũng có thóc lúa đẩy lều. Một lần đi gánh than tro từ Mường Than lên đổ vào ruộng mạ Mường Then. Đang trên đường kĩu ka kĩu kịt, đòn gánh của Ải bị gẫy, thế là bên dậu đựng than ở phía trước đổ xuống Mường Phăng (Điện Biên) và biến thành núi mang tên Than (pu Thán) ; dậu đựng tro ở đằng sau đổ xuống Chiềng Pấc (Thuận Châu, Sơn La) biến thành núi Tro (pu Tau).

Không dừng ở việc khai khẩn bốn cánh đồng lúa lớn: Thanh, Lò, Tác, Than, Ải đã thúc hại trấu Nen cày khắp nơi để biến vùng đất trở thành đồng lúa. Tương truyền, những dạng núi cao, thấp nối tiếp nhau ngày nay là đường cày do Ái Lạc Cậc tạo nên. Ai đã khởi công lắp phải ngăn sông Đà khúc dưới Mường Lay. Dự định của Ai là sẽ lấy nước ở phai sông Đà dẫn vào mương chảy tới tưới cánh đồng Mường Thanh. Việc đương làm chưa xong nên ngày nay ta thấy có chỗ hai dặng núi ở hai bên bờ tự nhiên nhô đầu ra thắt dòng sông hẹp lại. Đó là dấu tích vợ chồng Ải Lậc Cậc đắp phai dở. Người đời gọi chỗ này là kíu Xái Hịa (eo thắt Xái Hịa). Ai cũng bắt đầu san và hạ thấp dần Piêng Luông, tức cao nguyên Mộc Châu – Sơn La xuống. Rồi tại khúc sông Đà chỗ Mường Tè – Mộc Châu cũng có dấu vết đắp phai của Ải. Ải định làm thành công công trình lái dẫn dòng chảy đẩy con quay, múc nước tưới và biến Piêng Luông thàng đồng ruộng trồng lúa.

Công việc của Ải đang tiến hành dang dở thì mẹ ơi Mường Trời ốm nặng. Ải bên cùng vợ nhảy phắt lên mình ngựa cánh Then Lôm bay về thăm. Lại gần mẹ, Ai nhẹ tay đặt lên trán, chẳng ngờ, tay Ai nặng quá làm mẹ vỡ đầu chết. Buồn quá, Ải bỏ lại vợ ở Mường Trời và quay trở lại Mường Then. Bọn trẻ con Mường Trời thấy Ải to lớn lạ thường cũng hùa xuống theo. Ở trong lều, Ải buồn rầu, thương mẹ, khóc, mệt mỏi và thiếp đi. Bọn trẻ ùa vào mũi Ai chơi quay. Ai thấy ngứa ngứa hắt hơi, lũ trẻ bị văng ra, đầu đập vào cối giã trầu của bà Lậc Cậc ở Pom Lót – Sam Mứn (Điện Biên) và tung trở lại Mường Trời hò reo tưng bừng.

Ải Chạng Nọi và Ải Lậc Cậc

Thủa ấy, ở Mường Trời có một thiếu phụ mong sinh một con trai. Nàng đã đến xin Then Bảu đúc và đầu thai. Then Bảu đã thực hiện điều nàng xin. Nàng đã mang thai 3 năm, 3 tháng, 3 ngày, 3 đêm. Khi sinh nở, con nàng nhỏ quá lọt qua khe rơi xuống gầm sàn nhà. Nàng vội vàng xuống nhặt thì gặp một đứa trẻ con trạc mười tuổi ngồi chắn cầu thang. Nàng hỏi:

– Em ở đâu đến, hãy lui ra cho chị xuống nhặt con!

– Chính con bà đây, tìm ở đâu, nhặt ở đâu – Bé trả lời.

Nàng bảo không phải. Bé cứ nằng nặc bảo phải. Hai bên cãi nhau. Nàng xuống đất vào gầm sàn nhà tìm mà chẳng thấy. Cuối cùng nàng đã nhận và dắt tay đứa bé vào nhà, nhìn kỹ, đúng con mình thật. Trải hai mươi năm, con trai nàng không lớn mà chỉ dừng ở mức mười tuổi. Song đứa trẻ đó có một sức khỏe lạ kỳ nên nàng đã đặt tên con là Ải Chạng Nọi (chàng Voi Con). Khi đi chơi với bạn, Chạng Nọi hay gạ thi đánh vật, và trong các cuộc thi sức như thế, Chạng Nọi chỉ cần hơi đưa tay chạm vào thân đối phương, người đó lập tức bay đi hàng mười, hai mươi sải tay hoặc nhấn chìm vào lòng đất hàng năm ba sải tay, không chết cũng trọng thương. Sức khỏe quá lớn như thế thật đáng sợ.

Bà mẹ lo con gây tội ác ở Mường Trời nên đã đưa Chạng Nọi đến Mường Then Xội để gặp Then chuyên về đường tội lỗi gỡ xóa cho. Then Xội thử Chạng Nọi vài đường càn khôn thì thấy không thể làm gì để thỏa mãn bà được. Từ chối không tiện, giết Chạng Nọi chẳng xong, Then Xội bèn nói:

– Hiện Lậc Cậc ở Mường Then còn nợ ta. Ta sẽ cho Chạng Nọi thay mặt xuống đòi. Nếu đòi được thì ta sẽ hóa phép để Chạng Nọi trở thành người bình thường…

Then nói vậy chứ thực ra Lậc Cậc chẳng nợ nần gì Mường Trời. Then Xội nói dối để người đàn bà ấy tin mà vui lòng để con trai mình đến gặp Lậc Cậc. Chạng Nói thế nào cũng gây gổ vật nhau. Lậc Cậc khổng lồ, sức khỏe vô biên chắc sẽ bóp chết Chạng Nọi dễ dàng.

Ra về, bà mẹ vâng lời làm theo Then Xội cho Chạng Nọi giáng xuống trần gian. Cùng xuống theo Chạng Noi, Then Xội còn giáng thêm 6 đứa trẻ cùng lứa và có sức khỏe tương tự để làm bạn với Chạng Nọi.

Xuống trần, Chạng Nọi muốn đến Mường Then gặp Ải Lậc Cậc ngay. Trên đường đi, chàng đã gặp một người có thân hình bé nhỏ như mình đang dùng trán thay vỏ đóng cọc làm đăng bắt cá. Chạng Nọi tiến đến sát và bảo:

– Này anh kia, khỏe như vậy hãy vào đây thi đánh vật xem ai thắng ai thua nào?

– Nhãi con đòi thi vật à! Đồng ý – Không chần chừ, chàng bé nhỏ xông tới trước mặt Chạng Nọi ngay.

Hai người vật nhau. Keo đầu, Chạng Nọi bị anh ta vật chìm sâu xuống lòng đất một sải tay. Keo thứ hai cũng bị vật chìm sâu xuống lòng đất hai sải tay. Keo thứ ba, Chạng Nọi đã cho anh ta chìm vào lòng đất sáu sải tay. Anh ta kêu đau oai oái và xin chịu thua, tình nguyện đi theo làm đồ đệ của Chạng Nọi.

Hai người tiếp tục lên đường. Chạng Nọi cùng bạn còn gặp, thi đánh vật thắng và dung nạp thêm các đồ đệ mới. Chạng Nọi tuy bé nhỏ nhưng kéo được ngọn cây tre để nguyên cành lê trên mặt đất, kéo được dùng ngọn cây song dài hai mươi sải tay để nguyên bẹ lá lệ trên mặt đất. Chàng lấy chân, tay cày đất ngang Lộc Cậc dùng trâu Nen cày ruộng. Chàng dùng đòn sào chống bè tre lướt trên cạn, nhổ được cả cây đa cổ thụ vứt đổ trên mặt đất…

Đoàn người tí hon cả thảy có sáu người do Chạng Nọi đứng đầu cùng kéo về Mường Then. Họ đã gặp Ải Lậc Cậc. Theo lời của Then Xội, Chạng Nọi đã “đòi nợ”, gây gổ rồi đánh vật với Ai Lậc Cậc. Hai Ải vật nhau từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn, từ tối đến sáng, hết ngày này qua ngày khác. Mặt trăng lên rồi mặt trăng lặn, chẳng Ai nào thắng Ải Nào.

Thế rồi một hôm, So Công Trời cùng vợ So Công Đất đi qua Mường Then. Hai So Công thấy hai người đánh vật nhau kịch liệt, lại có sáu chàng tí hon reo hò xung quanh, hai vợ chồng người khổng lồ liền bảo nhau – “loài ếch nhái ở đây nhiều quá”, rồi chộp. bắt Lậc Cậc, Chạng Nọi cùng bầy tí hon về bẻ gẫy giò mang lên Mường Trời nướng ăn.

Ải Lậc Cậc chết. Mường Then bỏ đấy không có người cai quản và tạo dựng.

Với người Thái, chuyện về sinh đất, sinh trời không phải chỉ có kể về sự xuất hiện bảy ông bà So Công và Ai Lậc Cậc trong huyền thoại Mường Then mà còn có truyền thuyết được tóm tắt thành những câu vần và ghi trong Quam tô mương (Kể chuyện mường) như sau:

Chiêm té có pên địa pên nhả
Có pên pha to thuông hết
Có pên đin chết ton
Có pên hin xam xảu
Có pên nặm cảu que Có nên páh Te – Tao…

Nghĩa là:

Kể từ khi sinh đất sinh có
Sinh trời bằng chóp nấm
Sinh đất có bảy vùng
Sinh núi chum ba hòn
Sinh nước có chín dòng
Sinh ra cửa Đà – Thao

Rõ ràng truyền thuyết đã dẫn dắt chúng ta trở lại với thời tổ tiên xa xưa nhất, khi trình độ hiểu biết của con người về Mường Trời còn quá ít ỏi. Nó đã thể hiện bằng hình tượng ngôn ngữ “sinh trời bằng chóp nấm”. Ta quan sát, khi nấm nở chóp, trong hình thù giống như chiếc ô mở trên cán bộ, nhưng nhỏ hơn nhiều. Song để lập kế sinh nhai, tổ tiên xa xưa nhất của nhóm người nói tiếng Tày – Thái đã trải rộng khắp “bảy lưu vực của chín dòng sông”, có thể kể từ đông sang tây:

(1) Nặm Sang – vùng lưu vực 1
(2) Nặm Lò (sông Gâm- Lô) – vùng lưu vực 1
(3) Nộm Cả nặm Cháy (sông Chảy) – vùng lưu vực 2
(4) Nặm Tao năm Deng (sông Thao – sống Hồng) – vùng lưu vực 3
(5) Nặm Tề (sông Đà) – vùng lưu vực 4
(6) Nặm Ma (Bông Mã) – vùng lưu vực 5
(7) Nậm Rốm – Nún – (8) Nặm U – vùng lưu vực 6
(9) Nộm Khong – vùng lưu vực 7

Đây là bức tranh thiên nhiên được phác họa và miêu tả bằng hai câu: ” Sinh đất có bảy vùng,… sinh nước có chín dòng”, Người Thái còn có ba câu ca trữ tình nói về tổ tiên chung của bà con cùng ngôn ngữ:

Phủ xong hau na!
Dú táng bản hảh huốm mương
Dù táng phương hih huốm phổng
Huôm me nặm Te, Tao, U, Khong.

Nghĩa là:

Hai ta!
Tuy khác bản nhưng chung mường
Tuy khác phương nhưng chung đất
Chung những dòng sông lớn: Đà, Thao, U, Khong…

Và tục ngữ người Tày cũng có câu: ” Ông bà nội ở sông Thao, ông bà ngoại ở sông Đà” (Pú gia dú năm Tao, ta tái dị năm Tè).

Ta còn thấy ba năm Rôm – Núa – U chính là một dòng chảy nhập nhau để tạo thành vùng lưu vực của Mường Then. Trong các sách ghi bằng Hán tự của các triều đại phong kiến nước ta, khi đọc theo âm Hán Việt thì Nậu Giang tức sông Nậu. Chữ Nậu phiên âm từ chữ Núa.

“Sinh núi chụm ba hòn”, truyền thuyết muốn giới thiệu vùng trung du, nơi có núi Tam Đảo – Ba Vì quê cha đất tổ chung của người nói tiếng Thái và Kinh. Người kể cho rằng, Tam Đảo là tên gọi theo âm Hán – Việt do phiên dịch từ tên gốc Thái – hin xam xảu (núi chụm ba hòn). Ba Vì là tên phiên âm từ Pha Vi. Pha là núi vách đá (tiếng Tày, Nùng phát âm thành phja) và vì là quạt. Tên có từ truyện kể ngày xửa ngày xưa, có một thời trần gian bị ngập lụt. Trận đại hùng thủy đã biến Mường Then thành hồ nước mênh mông. Sau nhờ ông So Công hút cạn dể tạo bầu trời như đã kể. Thủa ấy, vùng đất tổ Tam Đảo – Ba Vì cũng bị nước ngập. Riêng ngọn Ba Vì nước dâng không hút hết, còn trợ đỉnh chóp xòe ba góc hình quạt. Tổ tiên người Thái đặt tên Pha Vi (núi Quạt). Có thể từ cốt truyện đơn giản tình tiết này mà biến thể trong Sơn Tinh, Thủy Tinh cũng nên (!).

Tất cả vùng đất mới sinh ấy đã quy tụ về “nơi sống Đà đổ nhập sông Thao”, truyền thuyết ghi là Cửa Đà Thao (Pák Te – Tao). Nay xác định đây là đất Bạch Hạc (Phú Thọ). Vậy chỉ cần đọc và hiểu đoạn văn truyền thuyết này chúng ta cũng có thể hình dung quá khứ xa xưa của ông cha. Rõ ràng lớp tổ tiên chung của nhóm người nói tiếng Tày – Thái đã có bộ phận tách ra để hòa đồng thành người Việt cổ xây dựng nước Văn Lang thời Hùng Vương với trung tâm là thành phố Việt Trì, nơi hai con sông Đà – Thao hòa quyện một dòng Hồng Hà chảy về xuôi. Sau đó, tổ tiên còn tham gia lập nước Âu Lạc của An Dương Vương Thục Phán (257- 207 trước Công nguyên).


Trích Huyền Thoại Mường Then – Cầm Trọng | Nhà xuất bản Văn Hóa Dân Tộc – 2007

Facebook Comments