Các nội dung chính
1. Giới thiệu
Luồng văn học dân gian cổ điển Thái được lưu truyền lại nhờ phương pháp truyền miệng và ghi chép thành văn, có thể tạm thời phân bố trên ba thể loại: các truyện cổ dân gian; tục ngữ, dân ca; truyện thơ. Nền văn học này tuy mới được giới thiệu một số rất ít nhưng cũng đã gợi cho bạn đọc những cảm xúc tốt đẹp. Chẳng hạn như những câu tục ngữ Thái, một số tác phẩm nổi tiếng: Xống chụ xon xao, Quam tô mương, Luật tục… hiện nay đã được dịch và xuất bản đang gây dư luận tốt trong bạn đọc.
2. Truyện kể dân gian
Truyện kể dân gian: Truyện kể dân gian Thái bao gồm các thần thoại, truyền thuyết, sử thi, cổ tích, ngụ ngôn và truyện cười là một kho tàng khá phong phú, cho đến nay, việc sưu tầm, nghiên cứu, biên dịch ra tiếng phổ thông và giới thiệu, xuất bản hầu như vẫn chưa được bao nhiêu so với quy mô vốn có của nó. Điều đáng lưu ý ở đây là nền văn học cổ truyền dân gian Thái ít thấy ảnh hưởng những chiều sâu của văn hóa Hán và văn hóa Việt.
3. Truyện thần thoại
Truyện thần thoại Thái có thể nói như thiên lịch sử kỳ ảo, hoành tráng về một thuở hồng hoang của nhân loại. Ở đó có một “mường đàn ông” (ꪹꪣꪉ ꪝꪷ꪿ ꪋꪱꪥ – Mường pò chai) và một “mường đàn bà” (ꪹꪣꪉ ꪵꪣ꪿ ꪑꪲꪉ – Mường me nhinh). Hai mường đó sống biệt lập và đối lập với nhau (?).
Buổi ban đầu thế thắng thuộc về “mường đàn bà” về sau vị trí ấy mới thuộc về “mường đàn ông”, nhờ vào sức mạnh “thần tượng dương vật”. Lại có huyền thoại về thần tình dục đã phân chia cho giới nữ biểu tượng Rồng ở nước và giới nam mang biểu tượng Chim ở cạn và chuyển thành ý niệm về dòng mẹ, dòng cha. Trong thần thoại thái cũng xuất hiện những siêu nhân khổng lồ kết thành từng cặp đôi ông bà mang tên Scông để tạo lập vạn vật: đất, trời, sông, suối, cây cỏ, muông thú trên mặt đất. Cuối cùng là sự xuất hiện của vợ chồng Ải Lậc Cậc (ꪮ꫁ꪱꪥ ꪹꪩꪀ ꪹꪁꪷ꫁ꪀ) có thân hình to lớn như trái núi, biết dùng trâu để kéo cày và tạo ra bốn cánh đồng dài rộng” “Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc”. Người Thái coi Ải Lậc Cậc là vị thần nông của mình.
Thần thoại Thái hiện lên quan niệm về vũ trụ gồm có năm tầng thế giới, trong đó có ba tầng ở trên không và một tẩng ở trong lòng đất. Sự sống của con người diễn ra ở tầng thứ hai kể từ dưới lên. Năm tẩng ấy cách biệt nhưng vẫn có những mối liên hệ nhất định nhờ ở cảc linh hổn.
4. Sách văn học Thái được xuất bản qua các thời kỳ

Nhờ có chữ viết từ rất sớm mà không ít các thần thoại, truyền thuyết, nhất là sử thi, truyện cổ dân gian, truyện thơ, truyện về cảc bản mường, cá dòng họ, các chúa đất và lệ luật bản mường được ghi chép bằng chữ Thải cổ trên giấy bản, hay trên lá cọ, chữ hằn lưu truyền trong dân gian như: Quam tô mương (kể chuyện bản mường) mà ngưòi Thái Trắng Mộc Châu gọi là Piết mương, ở miền Tây Nghệ An gọi là Lai lông mương (chữ nghĩa xuống mường); sử thi Quam Táy pú xớc (kể chuyện người Thái đánh giặc); truyện mang nội dung lịch sử xã hội còn có “Chia bản chia mường” (Păn bán păn mương), “Dựng mường lớn” (Phanh mương luông), “Dựng mường nhỏ” (Phanh mương nọi); nhiều truyện thơ nói về các sự kiện và nhân vật lịch sử như: chống giặc Cờ Vàng (1873-1880), cuộc nổi dậy của người tù ở Sơn La do Cai Khạt chỉ huy (1911), cuộc nổi dậy chống thực dân Pháp ở Sầm Nưa và Sơn La (1914-1916), cuộc khổi nghĩa của người Hmông do Vừ Pa Chay cầm đầu (1918-1922)… Nhũng tác phẩm lịch sử xã hội này vẫn còn ở nguyên bản chữ Thái cổ trong dân gian, chưa được dịch ra tiểng Việt để giới thiệu vởi công chúng.
Trong số các sách chữ Thái cổ còn có cả những sách ghi chép Về luật lệ của cảc bản mường do chúa đất địa phương định ra, rổi những ghi chép về phong tục tập quán trong hôn nhân, tang ma… ở mường bản.
Ngay từ giữa thế kỷ trước, sau chiến thắng ở Điện Biên Phủ (1954), những người sưu tẩm, nghiên cứu văn học Thái mới thật sự quan tâm đến cảc di sản văn hóa phi vật thể ở miền Tây Bắc Bắc Bộ, trong đó nổi bật lên là văn học cổ truyền của dân tộc Thái.
Năm 1956, trên báo Văn nghệ, Mộng Lục giới thiệu ”Xống chụ xon xao, một thiên tình sử“. Rồi năm 1957, Hội Nhà văn cho xuất bản truyện thơ này do Điêu Chính Ngân sưu tầm, biên dịch. Năm 1958. Sở Văn hóa khu tự trị Thái Mèo (Cũ) lại cho ra “Xống chụ xon xao” nguyên bản chữ Thái do nhóm tác giả: Cầm Biên, Hà Hem và Điêu Chính Ngân cộng tác hoàn thành. Năm 1962, trong “Hợp tuyển thơ văn Víệt Nam”, tập “Văn hoc dân tộc thiểu số” có in hai truyện thơ Thái, trong đó có thêm truyện ”Khun Lá nàng Ủa“ do Mạc Phi trích, dịch.

Cũng trong năm này, Sở Văn hóa khu tự trị Thái – Mèo (cũ) cho xuất bản “Khun Lú nàng Ủa“ bằng nguyên văn chữ Thái. Năm 1964, Nhà xuất bản Văn học cho phát hành tập truyện thơ “Chang Lú nàng Úa” do Mục Phi biên dịch. Năm 1978, Sở Văn hóa tỉnh Thanh Hóa xuất bản truyện thơ “Khăm Panh”. Năm 1990, Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Thanh Hóa lại phối hợp với Nhà xuất bản Khoa học xã hội, cho ấn hành cuốn “Trường ca Ú Thêm” bằng nguyên bản chữ Thái, kèm theo bản phiên âm và bản dịch ra quốc ngữ. Tác phẩm dân gian này do Hà Văn Ban và Hoàng Anh Nhân sưu tầm, biên dịch, gổm có 2.387 câu. Văn học dân gian của tộc ngưởi Thái còn nhũng truyện thơ khác như: “Chương Han”, “Khun Tính Khum Tổng”…
Năm 1977, Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã cho ấn hành cuốn “Tư liệu về lịch sử và xã hội dân tộc Thái” với quy mô 496 trang, in trên khổ giấy 18 x 19cm của nhóm sưu tẩm, biên dịch, giới thiệu: Đặng Nghiêm Vạn, Cầm Trọng, Khà Văn Tiến và Tòng Kim Ân. Quam tô mương (Kể chuyện bản mường), Păn bản păn mương (Chia bản chia mường) và một số tư liệu khác đã được biên dịch, giới thiệu ở đây. Hơn 20 năm sau, năm 1999, Cầm Trọng cùng với Ngô Đức Thịnh đã cho biên dịch và giới thiệu cuốn “Luật tục Thái ở Việt Nam”, in hai thứ chữ: Thái – Việt, Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc ấn hành, với quy mô 1.230 trang trên khổ giấy 14,5 x 20,5cm, đã tái bản lẩn thứ 2 năm 2003. Nhưng nhiều hơn cả vẫn là truyện cổ tích. Và cũng từ năm 1955, truyện cổ tích Thái đã lần lượt được xuất hiện trên các tạp chí Văn nghệ, Văn học ở Trung ương và miền Tây Bắc. Một số nhà xuất bản như Văn học, Văn hóa, Phổ thông, cảc Ty Văn hóa Sơn La, Lai Châu, Thanh Hóa… và tập “Văn học dân tộc thiểu sô” trong “Hợp tuyển văn học Việt Nam” cũng giới thiệu nhũng cụm truyện Cổ tích Thái.
Nội dung nổi bật ở đây vẫn là phản ánh cuộc sống lẫn lộn giữa con người với giới động vật và ma quỷ; phản ánh những xung đột trong cuộc sống cộng đồng giữa cái thiện và cái ác, giữa may và rủi,“ giữa giàu và nghèo, giữa mạnh và yếu, giữa khôn và dại, giữa sự chăm chỉ và lười nhác… Nói chung, nó là những bài học ở trường đời trong những hoàn cảnh, tình huống cụ thể.

Ngoài cổ tích, truyện ngụ ngôn và truyện cười cũng rất phong phú, hóm hỉnh. Truyện Khun Hón của người Thái mang mô típ truyện thằng Bờm, thằng Cuội của người Việt. Đó là cậu bé nhà nghèo nhưng thông minh, luôn bênh vực kẻ nghèo hèn, làm bẽ mặt những kẻ giàu sang nhưng lố bịch. Truyện ngụ ngôn và truyện cười Thái thể hiện tính giáo dục rất cao.
Với tục ngữ, thành ngữ Thái, năm 192, trong tập “Văn học dân tộc thiểu số” có giới thiệu trên 100 câu. Năm 1973, Ty văn hóa tỉnh Lai châu cũng giới thiệu trên 200 câu. Tiếp đó, trên các tạp chí cũng được một số cá nhân sưu tầm, biên dịch và giới thiệu.
Nội dung chủ yếu của thể loại này là những kinh nghiệm, những bài học muôn mặt đời thường đã được đúc kết theo cái lý của người Thái.
Văn học dân gian – Văn hóa tộc người Thái, Nxb QĐND 2016
Tiêu đề bài viết và các mục do Ban quản trị đặt.