MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ ĐỀN CHÍN GIAN (NGHỆ AN)

Spread the love

Đền Chín Gian là một địa điểm linh thiêng đối với người Thái Nghệ An nói chung, và người Tay Dọ nói riêng. Đền được xây dựng để thờ Po Phạ (Ông Trời), Mệ Phạ hay Nāng Xì Đà (con gái của Trời), và các “Tạo” có công khai bản lập mường bao gồm: Tạo Lō Ý, Tạo Că̄m Lự, Tạo Că̄m Lạn. Đây là địa điểm diễn ra lễ hội Đền Chín Gian nổi tiếng của miền Tây xứ Nghệ diễn ra vào ngày 14 – 16 tháng 2 Âm lịch hàng năm.

Đền Chín Gian hiện nay được xây dựng trên ngọn đồi Pū Că̄m – ꪝꪴ ꪁꪾ (dân gian thường gọi là Pū Quāi – ꪝꪴ ꪁꪫꪱꪥ) tại bản Piê̄ng Chao (ꪝꪸꪉ ꪋ꪿ꪱꪫ), bên tỉnh lộ ̣543, thuộc địa phận xã Châu Kim (Mường Tôn ꪹꪣꪉ ꪶꪔ꫁ꪙ), huyện Quế Phong, Nghệ An.

Đền Chín Gian cũ được cho là xây dựng vào thế kỷ XIV, tại đồi Chò Nhàng. Tương truyền, trong một buổi tế trâu tại Đền thì trâu bị rồng cuốn vào hang đá, ít hôm sau có một con quạ cổ trắng ngậm một khúc xương trâu từ trong hang đó bay về Pū Că̄m rồi thả xương trâu xuống đó. Người ta cho đó là điềm trời. Cho nên vào đầu thế kỷ XVIII Đền được rời đến địa điểm hiện nay. Khi đó đền được xây dựng theo lối kiến trúc nhà sàn truyền thống, gồm có chín gian, mỗi gian tượng trưng cho một mường.

Qua thời gian, di tích đã bị đổ nát, phong tục tế trâu cũng bị mai một. Theo nguyện vọng của nhân dân các mường, đền đã được xây dựng lại, kiên cố, vững chãi vào năm 2004.

Khu tắm rửa và chém trâu

Khu đền chính hiện nay bao gồm đền chính, khu tắm rửa trâu và bãi chém trâu. 

Trước khi dâng trâu, trâu sẽ được tắm rửa và mổ tại bãi chém. Chín con trâu của chính mường, trong đó ba trâu trắng của ba mường lớn: Mường Tôn, Mường Quang, Mường Puộc.

Đền chính – chín gian

Chín gian thờ bao gồm Mươ̄ng Tổn ꪹꪣꪉ ꪶꪔ꫁ꪙ (mường gốc) ở chính giữa và các mường từ trái qua phải là Mươ̄ng Pă̄n ꪹꪣꪉ ꪝꪽ, Mươ̄ng Chưn ꪹꪣꪉ ꪋꪳ꪿ꪙ, Mươ̄ng Hā Quèn ꪹꪣꪉ ꪭꪱ ꪵꪀꪫꪙ, Mươ̄ng Miềng ꪹꪣꪉ ꪢꪸꪉ, Mươ̄ng Chōn ꪹꪣꪉ ꪋꪮꪙ, Mươ̄ng Quāng ꪹꪣꪉ ꪁꪫꪱꪉ, Mươ̄ng Chọng ꪹꪣꪉ ꪋ꫁ꪮꪉ, Mươ̄ng Puạk ꪹꪣꪉ ꪝꪺꪀ. Hai cột giữa (trước) của gian thờ chính được khắc chữ Lai Tay (tiếng Tay Dọ): Đay kī bọ lư̄m thụ, đay yụ bọ lư̄m kống ꪼꪒ꫁ ꪀꪲꪙ ꪹꪚ꪿ꪱ ꪩꪳꪣ ꪖꪴ꪿, ꪼꪒ꫁ ꪤꪴ꪿ ꪹꪚ꪿ꪱ ꪩꪳꪣ ꪶꪀꪉ (Được ăn không quên đũa, được ở không quên công).

Tay ĐămTay DọChữ Lai Tay
ꪹꪣꪉ ꪶꪔ꫁ꪙMươ̄ng Tôn
ꪹꪣꪉ ꪝꪽMươ̄ng Pă̄n
ꪹꪣꪉ ꪋꪳ꪿ꪙMươ̄ng Chừn
ꪹꪣꪉ ꪭꪱ ꪵꪀ꪿ꪫꪙMươ̄ng Hā Kwẹn
ꪹꪣꪉ ꪢꪸꪉMươ̄ng Miếng
ꪹꪣꪉ ꪋꪮꪙMươ̄ng Chōn
ꪹꪣꪉ ꪁꪫꪱꪉMươ̄ng Kwāng
ꪹꪣꪉ ꪋ꫁ꪮꪉMươ̄ng Chǒng
ꪹꪣꪉ ꪝꪺꪀMươ̄ng Puồk
Mỗi gian thờ đều có tên từng mường ghi bằng chữ Thái Lai Tay, được bày ống nước, cây giáo và Cúp Hốm đặc trưng trong hoạt động tâm linh của người Thái nơi đây.

Nhà thờ Bác Hồ và Quan thế âm Bồ Tát

Phía sau, bên phải Đền Chín Gian là một nhà thờ gồm hai gian. Gian bền phải đặt đền thời Chủ tịch Hồ Chín Minh, gian bên trái đặt bàn thờ Bồ Tát.

Một số hình ảnh khác

Chú thích:

Pū Că̄m nghĩa là núi vàng, cũng có nghĩa là núi thiêng. Tên thị trấn Kim Sơn (金山)hiện nay của huyện Quế Phong cũng lấy cảm hứng từ tên của núi thiêng này. Pū Că̄m còn có tên tục gọi là Pū Quāi tức núi trâu, Pū Quāi cũng xuất hiện trong sử thi Lāi Lô̄ng Mươ̄ng (Xuống mường hạ giới) của người Thái Dọ:

Thén chặng bọk hơ tǎw Lō Kă̄m lô̄ng tẹnh mươ̄ng ê̄ ban
Chăw Kă̄m Lǎn lô̄ng nằng Pū Kwāi
Bương tơ hơ xóng ai nǒng tǎw Lê, tǎw Ngwiền tư̄ kwiê̄n

[ꪵꪖꪙ ꪊꪰ꪿ꪉ ꪵꪔ꪿ꪉ ꪻꪬ꫁ ꪕ꫁ꪱꪫ ꪩꪷ ꪁꪾ ꪶꪩꪉ ꪵꪔ꪿ꪉ ꪹꪣꪉ ꪹꪥꪸꪒ ꪚ꫁ꪱꪙ,

ꪹꪊ꫁ꪱ ꪁꪾ ꪩ꫁ꪱꪙ ꪶꪩꪉ ꪙꪰ꪿ꪉ ꪝꪴ ꪁꪫꪱꪥ,

ꪹꪚ꫁ꪉ ꪻꪔ꫁ ꪻꪬ꫁ ꪎꪮꪉ ꪮ꫁ꪱꪥ ꪙ꫁ꪮꪉ ꪕ꫁ꪱꪫ ꪹꪩꪸ꪿, ꪕ꫁ꪱꪫ ꪈ꪿ꪫꪸꪙ ꪕꪳ ꪁꪫꪸꪙ]

Nghĩa là: Then mới sai tạo Lò Căm xuống dựng mường lập bản – Chủ Căm Lạn xuống ngự Pu Quai (núi trâu)- Đằng trên cho tạo Lò Căm cai quản – Đằng dưới để hai anh em tạo Lê, tạo Nguyễn cầm quyền.