QUAM TÔ MƯƠNG | CHƯƠNG IV – TA NGẦN XÂY DỰNG MƯỜNG MUỔI, PHÁT TRIỂN THẾ LỰC KHẮP SÔNG ĐÀ VÀ SÔNG MÃ

Spread the love
Xem đọc truyện Quam Tô Mương trên YouTube tại: https://www.youtube.com/watch?v=QwzY17d14EU

Lưu ý trước khi đọc bài

Sau khi về già chúa Ta Cằm (con trai tạo Ngu Háu) giao quyền cho con trai la Ta Ngần ở Mường Quài còn ông về quản đất Mường Quài. Ta Ngần sắp sếp chuyện bản Mường đang yên bình thì cha mất. Hai người anh em của ông là Ta Đếch ở Mường La và Ta Tòng ở Mường Mụa đem quân đánh Ta Ngần. Sự việc dối den. Ta Ngần phải nhờ đến sự giúp đỡ của vua Samsenthai (Xam Xen Tày) của Lan Xang – Thủ đô là Luang Prabang (Chiềng Đông, Chiềng Tòng) (Lào), thời kỳ này vào khoảng cuối thể kỷ XIV đầu thế kỷ XV. (Xem thêm chú thích địa danh cuối bài)

1. Ta Ngần xếp đặt bản mường, Ta Đếch Ta Tòng có ý làm nghịch

Chúa sắp xếp công việc bản mường. Chúa cử quan Tang con quan Vầy làm pằn, Ta Cằm làm pọng, già Đôi Ngần làm chá hườn luông (ꪊ꪿ꪱ ꪹꪭꪙ ꪨꪺꪉ).

Ta Ngần sinh ra các tạo: Pha Nhù, Ngua Cho Lún, Mứn Hằm, Cằm Ban, Tạo Dè Duông Cầm, Tạo Pon.

Chúa Ta Cằm mất. Chúa Ta Ngần sai người đưa thư báo cho Ta Đếch ở Mường La, Ta Tòng ở Mường Mụa, cùng về Mường Quài tổ chức tang lễ cho cha. Hai tạo có lòng xấu, xin quân Mường Lay, Mường Là về đánh chiếm đất Mường Muổi, bắt gia quyến Ta Ngần trong đó có Xong Khuôn đưa lên Mường Lay. Bà Xen Mường vợ Ta Ngần (con gái chúa Mường Lay – ND) tức quá chạy ra sàn nhà, mắng quân Mường Lay, Mường Là: “Bố chồng ta vừa mất, các người không biết ư? Nhẽ ra đang lúc buồn rầu, các người phải về an ủi con gái chúa mới phải, may về cướp phá bản mường gây thêm tang tóc, làm nhà cửa thêm tan hoang. Các người đã trồng cây, nay lại tự nhổ, trồng dâu nay lại tự chặt. Đất bên lúng ta mà làm như thế ư?”

Nghe vậy quân Mường Lay, Mường Là xấu hổ bỏ về.

Khi đó, ở đất Chiềng Đông, Chiềng Tòng, Phạ Phi Phạ đã mất. Phạ Xam Xen Tày lên thay.

Sau khi làm lễ an táng cho bố xong, Ta Ngần đi tâu phạ chảu chuyện Ta Đếch, Ta Tòng về cướp phá bản mường. Phả chảu bèn phái chá mứn luông, mứn cang cầm quân về xem xét phải trái. Khi quân phạ chảu đến Mường Quài, Ta Đăm ra lạy, nên được trông coi bản mường như cũ. Đến Mường Ék Ta Hin cũng ra lạy, lại mổ cỗ trâu ăn mừng, nên lại được làm chủ mường. Chá mứn tới Mường Muổi rồi xuống Mường La. Ta Đếch sợ quá chạy vào Che Kẹ, Che Cầm. Chá mứn sai quân vay bắt được Ta Đếch đem giết, bắt được gia quyến đem về làm tội. Quân chá mứn lại kéo xuống Mường Mụa. Ta Tòng ra tâu đổ cho anh là Ta Đếch: “Phận làm em, anh bảo sao nghe vậy”. Chá mứn không cho Ta Tòng làm chủ mường nữa và buộc đi ăn đất To Mần; rồi để chảu Kết làm chúa Mường Mụa.

Tiếp đó, ông về Mường Muổi phong cho Ta Ngần làm chủ ở đó. Mọi việc đã xong, chá mứn về tâu với phạ chảu.

Bản mường yên ổn, Ta Ngần mới phán Nho Nha Điên lên Mường Lay đón Xong Khuôn trở về và cho Xong Khuôn đi ăn đất Mường Bú, Mườn Khoa đến tận bản Kẹ.

Lúc đó, Khun Mong ăn đất Mường La, nhưng vì đó là nơi “nước đầu nguồn” nên Xong Khuôn không phục. Ta Ngần phải cho Khun Mong đi làm chúa Muổi Nọi và cử Duông Cằm làm chủ đất Mường La.

Duông Cằm lấy nàng Ủa ở Mường Ék sinh ra tạo  Ải Têm Mường và tạo Nố.

2. Ta Ngần giúp Phạ Samsenthay đánh giặc, giúp chúa Pét Lạn Mường Lay ổn định bản mường

Thuở đó, bên Chiềng Đông, Chiềng Tòng, giặc nổi lên ở đất Chiềng Ten, Chiềng Tứm. Phạ chảu Xam Xen Tày phái chá mứn, luông, mứn cang cầu cứu Ta Ngần. Chúa bèn cử hai tướng giỏi là Xong Khuôn và Mứn Hằm thay mình đi đánh giặc. Trước khi đi, hai tướng đã chọn được mỗi người một thanh gươm sắc nhất trong số ba mươi thanh gươm vỏ bạc, vỏ vàng của chúa đã trao. Hai tướng kéo đại binh đến gặp phạ chảu. Phạ chảu rất mừng, cho hai tướng chọn lấy mỗi người một thớt voi khỏe nhất trong số hai mươi thớt voi của mình.

Chuẩn bị xong xuôi, được ngày lành tháng tốt, quân tướng của Xong Khuôn và Mứn Hằm kéo vào đánh Chiềng Ten, Chiềng Từm đến tận Hin Xốp Phun, Nặm Hằm, Pha Đăm, Pha Đeng. Quân hai tướng đi đến đâu thắng đến đó vì có lưỡi gươm sắc, có voi hùng, có quân tướng gan dạ không sợ chết. Giặc tan, hai tướng trở về Mường Luông trình phạ chảu. Phạ chảu tặng thưởng cho hai tướng và quan quân vàng, bạc, ngà voi rất nhiều, rồi làm lễ tiễn hai tướng về với chúa Tà Ngần. Ta Ngần biết tin sai bô lão đi đón. Hai tướng đến nơi quỳ trước mặt chúa tâu rằng: “mọi việc đã xong, quân ta thắng trận, xin dâng lên chúa tất cả lễ vật của phạ chảu”. Chúa vui mừng sai bô lão mở tiệc khao quân và làm lễ cầu hồn, nhân dịp quân tướng trở về bình yên. Xong Khuôn lại trở về Mường Bú, Mứn Hằm ở lại với cha.

Ít lâu sau, Mường Lay lại có giặc Án Păn, Án Nham ở Mường Tiêng, Chiềng Khem, Mườn Muôn về cướp phá. Vì chống cự không nổi, chúa Pét Lạn phải chạy về cầu cứu chúa Ta Ngần. Chúa sai tướng Pha Tu Me Hạng lên dàn xếp. Đến nơi Me Hạng cho gọi Án Păn, Án Nham cùng Pét Lạn đến làm lễ ăn thề, nguyện không được tranh cướp nhau, ai về đất mường mình như cũ. Me Hạng dàn xếp xong trở về đất Mường Muổi. Chúa Pét Lạn đội ơn, gả nàng Bo Phai làm lẽ chúa Ta Ngần và cắt đất từ thác nước Chiềng Hin Tẳng đến Ít Ong, Chiềng Chạn, Vạn Áng nộp chúa. Chúa cử Xửa  Pá Phạ làm chủ Mườn Chiến, Xửa Chảu Phạ làm chủ Mường Dòn, Xửa Mựt Phạ làm chủ Mường Chai. Còn mảnh đất từ Pia, Vàn, Chiêng Can, Vạn Áng cho thuộc Mường Bú dưới quyền Xong Khuôn, cánh phải của chúa.

Thời đó, phạ Nghịa nổi lên đưởi phạ Xam Xen Tày chiếm giữ đất Chiềng Đông, Chiềng Tòng. Phạ Nghịa lại sợ con là Phạ Ngùm “sinh ra ở cánh đồng giữa trưa” nên bỏ con lên bè cho trôi về đất Chiềng Xôm, Chiềng Xa. Người Lào phía dưới đem Ngùm về nuôi lớn. Khi đã cao bằng khiên, Ngùm ngược dòng Nặm Xanh vào Mường Bon, Mường Lầm tới Mường Muổi cầu cứu Ta Ngần xin binh đi đánh Phạ Nghịa. Phạ Nghịa chạy vào mường Dòn, Mường Tao. Phạ Ngùm lên làm chủ đất Chiềng Đông, Chiềng Tòng, không được bao lâu lại bị Phạ Xam Xen Tày đem quân về bắt giết và lên làm chúa như cũ. Chúa cho Tạo Pon, con chúa Ta Ngần làm xen luông, cho Phạ Pang làm tướng cánh phải, cho Mứn Chảu làm mứng luông.

3. Thanh thế chú Ta Ngần lừng lẫy cai quản khắp vùng rộng lớn

Thanh thế của chúa Ta Ngần đất Mường Muổi lên cao. Vua Lan Xang quan hệ hữu hảo với Ta Ngần, Vua Lê (Hậu Lê – không rõ là vua Lê Thái Tổ hay vua Lê Thái Tông) giao cho chúa Ta Ngần cai quản cả vùng tây bắc rộng lớn, kéo dọc theo hữu ngạn sông Hồng đến tận ngã ba sông Hồng và sông Đà giao nhau, cả Mộc Châu Yên Châu kéo về.

“ꪜꪺ ꪵꪀꪫ ꪊꪰ꪿ꪉ ꪤꪱꪫ ꪻꪬ꫁ ꪁꪱ꪿ ꪹꪭꪙ ꪣꪲ ꪭꪱꪙ꫁ ꪀꪫꪱꪙ꫁ ꪣꪲ ꪹꪎꪱ – ꪜꪰꪀ ꪹꪎ꫁ ꪵꪒꪉ ꪵꪎꪉ ꪹꪎ꫁ ꪭꪴ꪿ꪉ – ꪕꪷ꪿ ꪁꪱ꪿ ꪬꪲꪙ ꪎꪱꪣ ꪵꪎ꫁ꪱ, ꪙꪾ꫁ ꪹꪀ꫁ꪱ ꪵꪁꪫꪥ, ꪜꪱꪀ ꪵꪕ ꪕꪱꪫ꪿ – ꪹꪕꪸꪉ ꪣꪮ꫁ꪥ ꪣꪱ꪿ꪉ ꪒꪱꪉ ꪜꪲ ꪒꪱꪉ ꪎꪱꪉ ꪬꪺ ꪙꪾ꫁ ꪕꪱꪫ꪿ ꪙꪾ꫁ ꪵꪒꪉ, ꪋꪴ꪿ ꪑꪲ꪿, ꪋꪴ꪿ ꪡꪴꪉ , ꪵꪊ – ꪩꪱ꪿ꪣ, ꪋꪸꪉ ꪀꪺꪉ ꪹꪣ ꪎꪴ꪿ ꪬꪺ ꪵꪕ, ꪬꪺ ꪘ꫁ꪱ”

______________________________

Chúa Xam Xen Tày rất lo sợ chúa Ta Ngần, muốn hòa hoãn cho bản mường được yên ổn, sai quản tượng giỏi là bà nàng Ủa Xong Cằm Dương đem đôi voi có ngà bọc bạc, bọc vàng là voi Ốc, voi Ác đi cống chúa Mường Muổi. Chúa đem voi tiến vua Thái Tổ, Thái Tông ở đất Kinh. Nhưng vua không vừa lòng vì voi muốn quay về chủ cũ. Chúa Xam Xen Tày lại phải chọn lấy đôi voi có ngà bắt chéo rất hùng, rất khỏe, sai phốn đôn, phốn bun đưa qua chúa Ta Ngần tiến Vua Kinh.

Vua Lê rất ưng thích đòi Ta Ngần đem vải khít có màu sặc sỡ xuống làm gối và đệm cho voi nằm. Chúa thu được ba ngàn ba trăm ‘châu’ vải rồi cử Tạo Dẻ mang xuống nộp vua.

Nhờ vậy chúa được tin cậy, phạ chảu kính mến. Vua Kinh ban sắc phong chúa làm chủ cả một vùng rộng lớn, những nơi có dân ở nhà sàn, áo đỏ bao gồm: miền ba dải đất vùng chín ngọn nước đến miền chỗ sông Hồng, Sông Đà gặp nhau, từ miền người Mọi, người Mang ở Mường Pi, Mường Xàng đến vùng đầu sông Thao nước đỏ, từ miền Chu Nhi, Chu Phụng, Che Lạn, Chiềng Luống đến tận miền ngọn sông Đà và Nậm Na.

Ta Ngần phân chia bản mường cho con cái, họ hàng và cử các bô lão chức dịch làm lam các nơi để thu nhận lễ vật. Trước khi chia, chúa có lời khuyên răn mọi người: “Đầu bản, cuối mường đều là cánh phải, cánh trái của chủa. Các tạo không được tranh giành nhau làm bản mường loạn lạc, dân chúng đói khổ tan tác. Hàng năm phải mang đồ cống nạp chúa Mường Muối”.

  • Xong Khuôn, cánh phải của chúa, làm chủ Mường Bú, làm lam mường Vang, Mường Vẩy, Mường Cái.
  • Mứn Hăm làm chủ Chiềng Muôn, làm lam Mường Xôm, Mường Tông.
  • Duông Cầm làm chủ Mường La, làm lam mường Chính, Mường Mọi.
  • Cầm Ban làm chủ Muổi Nọi, làm lam Mường Cúc, Mường Át.
  • Cầm Pon làm chủ Mường Bó, làm lam Mường Pục, Mường Mảnh.
  • Pha Nhù làm chủ Mường Piềng, làm lam Mường Vân, Mường Vành.
  • Tạo Dè làm chủ bản Lua, làm lam Mường Táng Mường Luông.
  • Ta Đăm làm chủ Mường Khiêng, làm lam Mường Cứu, Mường Hàm.
  • Già Nhang Cun làm lam Lò trên.
  • Han Xưa làm lam Lò dưới.
  • Già Mòn Nọi Ngần Păn làm lam Mường Tấc, Mường Pùa.
  • Già Nha Hôn làm lam Mường Muông, Mường Én.
  • Phan Chay làm lam Mường Mụa, Mường Vạt.
  • Pha Tu Me Hạng làm lam Mường Mộc, Mường Xang.

Đó là những đất mạn dưới Mường Muổi.

  • Ông Phồng Kin Mák Tếnh Hua làm lam Mườn Báng.
  • Xưa Kin Chụ Me Hạt làm lam Mường Quài.
  • Khun Lù và Quảng Hài làm lam Mường Lay.
  • Bẩu Ngòi Chạng Chích Ngòi Hua Chua làm lam Mường Xo, Mường Là.
  • Nhi Nha Hộn làm lam Chiềng Phi.
  • Cầm Xen Xảu làm lam Mường Kiềng, Mường Lè.
  • Quan Vẩy làm lam Mường Ten, Chiềng Luông.
  • Ải Phùn làm Lam Mường Chúp, Mường Mị.
  • Quan Tang làm lam Mường Hin, Mường Tè.
  • Chạng Táng Hai làm lam Mường Mả, Mường Xát.
  • To Phít làm lam Mường Vi.
  • To Cầm làm lam Mường Bám.
  • Pha Lôm Lạnh làm lam Mường Ẳng.
  • Già Quài Hựa làm lam Mường Mùn.

Đó là những đất mạn phía trên của Mường Muổi.

Tiếng tăm Ta Ngần lừng lẫy nên phạ chảu cũng nể nhường thêm đất đai cho chúa. Vùng đất rộng lớn suốt ba mươi đường nước ven sông Nậm Na, từ Khâu Cẳm Nguồm Hì, Pu Pi, Ang Lạnh, Hua Cảnh, Long Chuông, bao gồm cả Mường Thanh, dọc ven sông Mã, đất Ẳng, Lằng, Húak, Quài, Tanh, Pục, Nà Lơi cho tới tận núi Pha Hà, Chiềng Xét, Xốp Ét mạn phía trên.

Sau khi được phong đất, hàng năm chúa đem lễ vật xuống tiến vua Kinh và biết phạ chảu của đất Lào.

Chúa Ta Ngần đã sống nhiều năm, hưởng nhiều lúa. Chúa mất để lại bản mường cho Pha Nhù xếp đặt.

Ghi chú:
Mường Quài: Tức Tuần Giáo ngày ngay.
Mường La: Tức thành phố sơn la và một phần huyện Mường La ngày nay.
Mường Mụa bao gồm huyện Mai Sơn.
Mường Muổi bao gồm huyện thuận châu và nam Quỳnh Nhai ngày nay. Tuy nhiên, thời kỳ này Mường Muổi của chúa Ta Ngần là Mường Trung tâm của cả Tây Bắc.

Nội dung bài viết được trích từ cuốn sách Tư liệu về lịch sử và xã hội dân tộc Thái, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, năm 1977.